Giá vàng dần thu hẹp khoảng cách mua bán.

Giá vàng đang thu hẹp khoảng cách mua-bán khi chênh lệch còn khoảng 2,5-3 triệu đồng, giảm nhiều so với mức đỉnh 5-6 triệu đồng/lượng thời điểm trước đó.

 Thông tin trong nước

# Văn phòng Quốc hội cho biết, theo dự kiến, Phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều nay (8/1) đến hết ngày 9/1 (trong 1,5 ngày).

Quốc hội sẽ tiến hành cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Đặc biệt, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 5 khai mạc vào ngày 15 tháng 1 tới đây. 

Vàng ếng SJC. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

# Bên cạnh giá vàng thế giới có tuần đầu năm mới tích cực, vàng trong nước cũng đã hồi phục sau khi bất ngờ 'lao dốc' và vàng SJC hiện đang ổn định quanh ngưỡng 75 triệu đồng/lượng.

Đáng chú ý, giá vàng đang thu hẹp khoảng cách mua-bán khi chênh lệch còn khoảng 2,5-3 triệu đồng, giảm nhiều so với mức đỉnh 5-6 triệu đồng/lượng thời điểm trước đó.

# Bên cạnh thị trường vàng đang dần ổn định hơn, cộng đồng doanh nghiệp cũng đang có góc nhìn lạc quan về kinh tế năm 2024.

Theo đó, hơn 70% DN dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2024 so với quý IV/2023 sẽ tốt hơn và giữ ổn định, theo khảo sát của Tổng cục Thống kê.

Cùng với đó, số DN thành lập mới năm nay dự báo tăng 2% so với năm 2023, đạt khoảng 162.500, khoảng 68.000 DN có thể quay lại hoạt động, tăng 16%. 

# Và không chỉ các doanh nghiệp, ngành ngân hàng cũng đang ghi nhận sự khả quan từ lợi nhuận, dẫn chứng từ kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2023 của nhóm NH quốc doanh.

Cụ thể, lần đầu tiên trong lịch sử cả 4 ngân hàng trong nhóm Big4 đều ghi nhận lợi nhuận đạt hoặc vượt mốc 1 tỷ USD. 

# Một thông tin tích cực khác là NHNN cho biết đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư, để trình Chính phủ phương án tái cơ cấu nhà băng này.

# Thị trường hàng hóa ghi nhận lực bán hoàn toàn áp đảo trong tuần qua. Chỉ có 9 mặt hàng đang giao dịch tại MXV giữ được sắc xanh, 22 mặt hàng đóng cửa tuần trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index chốt tuần giảm 0,42% xuống 2.118 điểm. Dòng tiền vẫn đang tập trung vào nhóm năng lượng, nơi có những biến động lớn trong thời gian qua

Cung cấp thêm các thông tin nhà đầu tư cần lưu ý trong tuần này, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam cho biết: “Tuần này sẽ là một tuần cực kỳ sôi động với nhiều báo cáo quan trọng đối với các mặt hàng chủ chốt như dầu, nông sản. Trong đó đáng chú ý nhất sẽ là báo cáo Cung cầu Nông sản tháng 1 và Tồn kho ngũ cốc hàng quý của Mỹ phát hành vào lúc 24h đêm thứ Sáu; trước đó sẽ là báo cáo Mùa vụ Brazil hàng tháng vào lúc 19:00 tới thứ Tư.

Còn đối với thị trường năng lượng, báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn của EIA vào lúc 24h đêm thứ Ba dự báo cũng sẽ tác động đáng kể đến giá dầu thô. Hiện nay, giá dầu vẫn đang ở giằng co vùng nhạy cảm, và cần có các báo cáo, số liệu bất ngờ để có thể khiến xu hướng giá trở nên rõ ràng hơn”.

Giá trị giao dịch toàn Sở đạt trung bình hơn 4.300 tỷ đồng/ngày, giảm 26% so với tuần trước đó.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Tăng nhẹ trở lại phiên cuối tuần, dù vậy 3 chỉ số chính trên TTCK Mỹ có tuần mất điểm đầu tiên sau 9 tuần đi lên liên tiếp.

Chỉ số công nghệ Nasdaq chịu áp lực mạnh nhất với mức giảm 3,25%. S&P 500 và DJIA cũng mất tương ứng 1,52% và 0,59% điểm số.

# Còn ở trong nước, nhịp tăng trưởng duy trì nhưng VNIndex vẫn chưa vượt qua vùng kháng cự ngắn hạn 1.160.

Theo SSI Reseach, trước khi bứt phá qua vùng 1.160, chỉ số VNIndex vẫn cần tích lũy và dự kiến vùng giao động hẹp dần 1.150 - 1.158./.