Đường sắt lên phương án xử lý các trường hợp nghi nhiễm trên tàu

Ngành đường sắt hiện nay chỉ duy trì 2 tuyến tàu SE4 và SE8, khởi hành từ ga Sài Gòn đến Ga Hà Nội lúc 6h sáng và 19h25 mỗi ngày. Số lượng vé bán ra tối thiểu chỉ 50% mỗi toa tàu với các ghế ngồi và g

Ảnh nh họa

Hiện, 2 chuyến tàu Bắc – Nam vẫn hoạt động bình thường trên khắp các ga chính của cả nước, trừ một số tỉnh thành có yêu cầu ngưng đón trả khách hiện nay như là Phú Yên, Đà Nẵng, Nghệ An. Ngành đường sắt cũng đã có các phương án để xử lý nếu có các trường hợp có ca nghi nhiễm xảy ra trên mỗi chuyến tàu.

Ông Phạm Văn Bảy – Trạm trưởng Trạm tiếp viên đường sắt Sài Gòn cho biết. "Khi hành khách có biểu hiện ho sốt nóng, chúng tôi đo thân nhiệt và tiếp tục cách ly hành khách. Trong trường hợp hành khách có thông tin của các tỉnh thành phố đoàn tàu đi qua có trường hợp F0 xuống tàu thì chúng tôi lập tức giãn cách hành khách và xử lý việc cách ly toa xe có hành khách đó đi và chuyển toa xe đó về phía sau đoàn tàu".

Trong bối cảnh hiện nay các phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh nhiều nơi ngưng hoạt động, thì việc tàu Bắc Nam vẫn chạy thường xuyên đã đáp ứng nhu cầu đi lại bức thiết của người dân.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, nhưng đây vẫn là phương tiện được nhiều người dân tin tưởng lựa chọn, do vậy, việc chấp hành quy định phòng dịch, khai báo y tế trung thực trên mỗi chuyến tàu rất cần được người dân tự giác thực hiện, chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 (từ ngày 27/4/2021), khiến một số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề với số ca nhiễm dịch lớn, ổ dịch phức tạp phải tiến hành giãn cách xã hội. Đợt bùng phát thứ 4 này lại diễn ra đúng dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, nên ngành đường sắt đã có 11.383 vé bị trả lại với doanh thu xấp xỉ 4 tỷ đồng. Trong tháng 5/2021, tổng số đoàn tàu khách bãi bỏ là 393 đoàn.

Đến thời điểm hiện tại, toàn mạng lưới đường sắt tàu khách chỉ chạy duy nhất đôi tàu Thống Nhất SE7 và SE8; tàu địa phương không hoạt động. Dự kiến, năm 2021, ngành đường sắt Việt Nam lỗ khoảng 940 tỷ đồng (vốn điều lệ của VNR là hơn 3.200 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, các đơn vị vận tải đường sắt phải cho lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương, nghỉ luân phiên. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài sang năm 2022, nguy cơ mất hết vốn chủ sở hữu có thể xảy ra, do không có đủ dòng tiền trả lương cho người lao động.

Trước những khó khăn chồng chất, VNR đã kiến nghị Chính phủ cung cấp một gói hỗ trợ khẩn cấp 800 tỷ đồng ưu đãi cho Tổng công ty để bổ sung cho nguồn vốn lưu động tránh khỏi nguy cơ dừng hoạt động và các chính sách hỗ trợ cho 13.000 lao động khối vận tải hiện đang bị mất và thiếu việc làm.