Dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng

Ngân hàng có lợi nhuận trước thuế tăng mạnh nhất là 84%, trong khi giảm sâu nhất là 69% so với cùng kỳ năm trước. Đa số các nhà băng đều dự báo, với mức nền tăng trưởng khá thấp của năm 2023, lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2024 sẽ tăng trưởng khả quan hơn.

Ảnh nh họa: Stockbiz

Tính đến thời điểm này, nhiều ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều sắc thái khác nhau.

Ngân hàng có lợi nhuận trước thuế tăng mạnh nhất là 84%, trong khi giảm sâu nhất là 69% so với cùng kỳ năm trước.

Đa số các nhà băng đều dự báo, với mức nền tăng trưởng khá thấp của năm 2023, lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2024 sẽ tăng trưởng khả quan hơn.

Bên cạnh lợi nhuận của các ngân hàng, thì những diễn biến của giá vàng cũng đang rất được dư luận quan tâm:

Cụ thể, sau nhiều phiên đấu thầu vàng bị hủy vừa qua, nhiều chuyên gia đề xuất, NHNN nên cân nhắc các quy định khối lượng tối thiểu đặt thầu, mức giá đặt cọc cũng như mức giá sàn đấu thầu

Hiện các phiên đấu thầu không thu hút được doanh nghiệp tham gia cũng vì những điều kiện nói trên. 

Ảnh: Thanh Niên

Trong khi đó, ở các phiên giao dịch cuối tuần qua, giá vàng thế giới liên tục giảm nhẹ và đi ngang với mức 2.301 USD/ounce.

Trong nước, giá vàng ếng SJC bất ngờ lập kỷ lục mới, cao nhất từ trước đến nay, giao dịch ở mức 85.9 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 74.8 triệu đồng/lượng. 

Cũng liên quan đến thị trường vàng, việc quản lý thuế với mặt hàng kim loại quý này tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm:

Cụ thể, theo Tổng cục Thuế, với lĩnh vực gia công vàng, bạc, hiện vẫn còn một số trường hợp cá nhân mua hàng, dịch vụ không lấy hóa đơn, dẫn đến khó khăn cho cơ quan thuế trong việc kiểm soát giao dịch.

Còn liên quan đến quản lý thuế trên môi trường TMĐT, Cục Thuế Hà Nội cho biết, đã xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 320 DN là chủ sở hữu sàn TMĐT; thu thập khoảng 110.000 tài khoản ngân hàng, định danh hơn 591.200 shop... 

Nhắc tới thương mại điện tử, bản tin sáng nay cũng có một số thống kê khá đáng chú ý liên quan đến người tiêu dùng Việt:

Theo NielsenIQ Việt Nam, người Việt dành 13 tiếng/tuần để xem livestream bán hàng. Khảo sát cũng chỉ ra lượng người mua qua thương mại số là 57-60 triệu người trên cả nước.

Lượng người mua sắm qua Internet hằng tuần ở Việt Nam đạt vị trí thứ 11 toàn cầu. 90% người tiêu dùng có ý định duy trì hoặc thậm chí tăng cường sử dụng sàn thương mại điện tử trong mua sắm trong 12 tháng tới. 

Ảnh: Reuters

Với thị trường giao dịch hàng hóa, thị trường hàng hóa thế giới vừa đóng cửa tuần biến động rất mạnh. 19 trên tổng số 31 mặt hàng sụt giảm, trong đó, nhiều mặt hàng đồng loạt lao dốc kéo chỉ số MXV-Index giảm sâu 2,95% xuống 2.265 điểm. Tuy nhiên, giá trị giao dịch toàn Sở vẫn ổn định, trung bình đạt trên 5.700 tỷ đồng mỗi ngày.

Cung cấp thêm thông tin nhà đầu tư cần lưu ý trong tuần này, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết:

“Tuần này, thị trường nông sản sẽ là tâm điểm đối với các nhà đầu tư, khi Báo cáo cung cầu thế giới sẽ được Bộ nông nghiệp Mỹ công bố vào 23h đêm thứ Sáu. Đây là báo cáo đầu tiên thay đổi các số liệu dự báo cho niên vụ 2024/25. Do đó, thường sẽ có tác động rất mạnh đến giá các mặt hàng như ngô, lúa mì, và các mặt hàng trong nhóm đậu tương. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần theo dõi đợt điều chỉnh của các mặt hàng như cà phê và ca cao. Mức giảm đang khá mạnh nhưng vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ giá các mặt hàng này, nên theo tôi giá sẽ khó giảm sâu hơn nữa”.

Ảnh nh họa: Bloomberg

Thị trường chứng khoán

TTCK Mỹ đã có tuần khởi sắc trở lại với mức tăng 1,14% trên DJIA, +1,43% trên Nasdaq và +0,55% trên S&P 500.

Còn ở trong nước, VNIndex vẫn trong nhịp hồi phục và bên dưới vùng kháng cự ngắn hạn 1.223 - 1.225 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật đều có trạng thái trung tính yếu.

Theo SSI Reseach, điều này cho thấy dấu hiệu suy yếu của chỉ số VNIndex và dự kiến điều chỉnh giảm trong phạm vi 1.203 - 1.225 điểm.