Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân tăng tốc về đích

Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả đặt mục tiêu sẽ đưa công trình vào khai thác trong tháng 9/2020 để góp phần giảm tải cho hầm Hải Vân 1.

Công nhân khẩn trương thi công trong dự án mở rộng hầm Hải Vân 2 - Ảnh: Kinh tế và Đô thị

Hòa trong không khí náo nức cùng cả nước kỷ niệm 45 năm thống nhất đất nước, trong những ngày cuối tháng 4/2020, những cán bộ, kỹ sư, công nhân trên đại công trường Hải Vân đang náo nức thi đua sản xuất, tạo ra không khí sôi nổi, rộn ràng, để sớm đưa dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân đi vào hoạt động.

Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân 2 (hầm song song với hầm cũ hiện nay) được khởi công xây dựng từ tháng 12/2016 do Tập đoàn Đèo cả làm chủ đầu tư. Công trình hầm đường bộ có chiều dài 6.292 m và đường dẫn dài hơn 6.000 m. Dự án có tổng mức đầu tư gần 7.300 tỷ đồng.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả Phan Văn Thắng chia sẻ, dự án mở rộng hầm Hải Vân 2 là dự án lớn, có vai trò quan trọng trong việc giảm tải cho hầm Hải Vân 1. Điều này nâng cao năng lực vận hành, xóa “điểm nghẽn” lưu thông trên tuyến đường huyết mạch quốc gia cũng như kết nối thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển liên kết vùng kinh tế trọng điểm khu vực ền Trung với cả nước.

Trên tuyến đường dẫn phía Bắc và Nam hầm Hải Vân, lực lượng kỹ sư, công nhân đã thi công nhiều hạng mục quan trọng như khoan hầm (hoàn thành vào tháng 9/209); hoàn thành 8 cây cầu tại những khu vực có địa thế cheo leo, chênh vênh bên bờ vực thẳm. Vượt qua khó khăn, gian khổ, đến nay công trình hầm Hải Vân 2 đã đạt được những khối lượng theo kế hoạch đề ra.

Quyền Giám đốc Ban Quản lý Dự án mở rộng hầm Hải Vân 2 Phạm Thanh Hà cho biết, đến nay, việc thi công phần xây dựng hầm (đào và gia cố, bê tông vỏ hầm, bê tông mặt đường, nền đường, đường bảo dưỡng) cơ bản đã hoàn thành. Phần cầu và đường dẫn đang trong quá trình thảm bê tông nhựa, hệ thống thoát nước, gia cố mái ta luy, hệ thống an toàn giao thông; khối lượng công việc phần cầu đường dẫn đến nay đạt 87%, về cơ bản đảm bảo kế hoạch, tiến độ đề ra.

Các hạng mục công việc còn lại như: hệ thống thiết bị cơ điện, giao thông thông nh, phòng cháy chữa cháy đa phần được đặt hàng từ các nước châu Âu, hiện nhà thầu đã tập kết hơn 90% về công trường, công tác lắp đặt thiết bị trong hầm đạt 65%.

Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân đang tăng tốc về đích - Ảnh Báo đầu tư

Do ảnh hưởng của dịch COVID - 19, các thiết bị được vận chuyển về công trường chậm hơn so với kế hoạch, đồng thời một số chuyên gia nước ngoài của các hãng cung cấp phụ trách lắp đặt, hướng dẫn vẫn hành thiết bị chưa thể huy động theo kế hoạch đề ra. Để giải quyết các khó khăn trên, nhà đầu tư cùng các bên đã tính toán để điều chỉnh kế hoạch thi công cho phù hợp. Các thiết bị đã tập kết công trường được lắp đặt thi công ngay, đồng thời thực hiện trao đổi với các chuyên gia nước ngoài bằng hệ thống trực tuyến để xử lý công việc.

Để thi công kịp tiến độ đã đề ra, mặc dù vào những ngày nghĩ lễ, nhất là dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các đơn vị thi công vẫn tăng cường lực lượng, thi công đảm bảo 3 ca theo kế hoạch. Có những lúc cao điểm, trên công trường hầm Hải Vân có hàng ngàn cán bộ, kỹ sư cũng như công nhân ệt mài lao động, sản xuất, tạo ra không khí thi đua sôi nổi, quyết tâm đưa công trình về đích đạt tiến độ đề ra.

Ông Võ Ngọc Trung, Giám đốc gói thầu hệ thống điện và thông gió XL10 cho biết, tại gói thầu hệ thống thông tin liên lạc ITS (giao thông thông nh), hệ thống thông gió, chiếu sáng và các hệ thống nguồn dự phòng cho dự án Hải Vân 2, đơn vị đã thi công với khối lượng đạt khoảng 80% công việc.

Hiện lực lượng kỹ sư đang tiến hành lắp ráp phần thô của hệ thống, tiến tới hiệu chỉnh cấu hình phần mềm để khớp nối với hệ thống kỹ thuật của dự án. Để đảm bảo tiến độ đề ra, đơn vị đã động viên cán bộ, kỹ sư, người lao động tích cực thi công, tạm thời “khất” lễ để thực hiện đúng khối lượng công việc đã đặt ra, góp phần vào đảm bảo tiến độ của toàn dự án. 

Trong nhiều thế kỷ, con đường thiên lý Bắc Nam băng qua đèo Hải Vân rất ít người dám qua lại, bởi đường nguy hiểm quanh co, độ dốc lớn, nhiều khúc cua ngoặt, thú dữ...  Bởi vậy, mỗi lần qua đèo Hải Vân là một lần gian nan, nguy hiểm. Với quyết tâm chinh phục ngọn đèo nguy hiểm có tiếng này, tạo thuận lợi trong lưu thông, chính phủ Việt Nam đã đầu tư xây dựng hầm đường bộ Hải Vân.

Qua quá trình xây dựng gian nan, đến tháng 6/2005, hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân (còn gọi là hầm đường bộ Hải Vân 1 – hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á) đã được đưa vào sử dụng. Đây là điều kiện tạo thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông, nên những trở ngại ấy đã không còn nữa. Từ đó, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của khu vực ền Trung cũng như của đất nước.

Công trình Hầm đường Bộ Hải Vân 1 đi vào hoạt động đã tạo thuận lợi trong việc lưu thông trên tuyến quốc lộ huyết mạch của đất nước. Đến nay, với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, hầm Hải Vân 1 đã rất khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu lưu thông. Khi có sự cố, đây trở thành điểm nghẽn trên tuyến. Vì vậy, việc xây dựng hầm Hải Vân 2 là yêu cầu bức thiết.

Công trình hầm Hải Vân 2 được thi công bởi lực lượng kỹ sư trong nước và họ đã hoàn toàn làm chủ công nghệ, có thể nói đây là công trình hầm đường bộ mang dấu ấn mạnh mẽ của những kỹ sư người Việt Nam. Đến nay, sau 4 năm thi công, dự án rộng hầm Hải Vân 2 do Tập đoàn Đèo Cả thực hiện cũng đang giai đoạn tăng tốc về đích.

Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả đặt mục tiêu sẽ đưa công trình vào khai thác trong tháng 9/2020 để góp phần giảm tải cho hầm Hải Vân 1, nâng cao năng lực vận hành, xóa “điểm nghẽn” lưu thông trên tuyến đường huyết mạch quốc gia cũng như kết nối thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển liên kết vùng kinh tế trọng điểm khu vực ền Trung với cả nước. Tất cả các đơn vị tham gia thực hiện dự án đều đang nỗ lực ngày đêm để đưa công trình về đích đảm bảo tiến độ - ông Phan Văn Thắng cho biết thêm./.