Liệu sự cố này có tiếp tục là mối lo về tiến độ dự án? Cam kết của DN dự án và nhà thầu thế nào?
Đối thoại về vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Hải - Giám đốc Ban QLDA 6, đại diện cơ quan có thẩm quyền dự án BOT cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
PV: Sự cố gãy đổ dầm xảy ra ngày 19/5 vừa qua trên công trường xây dựng cầu Nghi Mỹ thuộc dự án thành phần Diễn Châu – Bãi Vọt đã được khắc phục thế nào sau gần 2 tháng xảy ra vụ việc?
Ông Trần Hữu Hải: Về sự cố gãy đổ gầm cầu Nghi Mỹ xảy ra vào lúc 13h30 chiều ngày 19/5/2023. Ngay sau sự cố, cán bộ của Ban QLDA6, nhà đầu tư – đại diện doanh nghiệp (DN) dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu đã chủ động mời công an để xác nh làm rõ nguyên nhân.
Trên cơ sở làm việc của các bên và đã kí văn bản xác định là do anh em lái cẩu hai đầu phối hợp chưa tốt, dẫn đến xảy ra sự cố như vậy, các bên xác nhận đấy là sự số tỏng quá trình thi công.
Sau đó chúng tôi cũng mời tư vấn thiết kế vào để kiểm định chất lượng có đáp ứng hay không, các bên đều khẳng định sau khi giải phóng mặt bằng các dầm đổ gãy đó, còn lại tất cả đều đáp ứng về chất lượng và 1 tuần sau đó tiến hành thi công trở lại bình thường.
Đến nay công tác lao dầm đã hoàn thành và đang tiếp tục triển khai các hạng mục còn lại để hoàn thành cây cầu này.
PV: Vậy là nguyên nhân được xác định là do sự bất cẩn của người lao động, vậy sau sự cố này đại diện chủ đầu tư cùng với doanh nghiệp dự án đã nghiêm túc chấn chỉnh quá trình thi công, đặc biệt là ý thức trách nhiệm của hàng người lao động trên công trường thế nào?
Ông Trần Hữu Hải: Ngay sau vụ việc chúng tôi đã yêu cầu DN dự án – đại diện của các nhà đầu tư có văn bản nghiêm khắc phê bình nhà thầu thi công, tư vấn giám sát để xảy ra sự việc như vậy và yêu cầu chấn chỉnh, đặc biệt là công tác an toàn lao động, an toàn thi công trên công trường, chấn chỉnh lại các hoạt động không những tại khu vực cầu Nghi Mỹ mà trên cơ sở đó rà soát toàn bộ công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn thiết bị trên công trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không được để xảy ra các vụ việc tương tự.
Đặc biệt là công tác giám sát, đối với các dự án cao tốc nói chung và dự án này nói riêng chúng tôi làm hết sức chặt chẽ, chúng tôi đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã thành lập một Ban điều hành với 12 cán bộ thường xuyên, liên tục ở công trường và chia ra các đoạn để quản lý.
Tuy nhiên, sau sự cố đó chúng tôi càng tăng cường hơn nữa và chấn chỉnh mạnh hơn, bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó có biện pháp kiểm tra hiện trường hàng ngày cử an hem cán bộ, DN dự án, tư vấn giám sát để không những đáp ứng được an toàn lao động mà còn đặc biệt thúc đẩy tiến độ thi công dự án này đang bị chậm.
PV: Sau vụ việc này dư luận lại càng thêm lo ngại về tiến độ công trình - vấn đề mà vốn dĩ đã gặp nhiều trở ngại từ khi bắt đầu dự án. Vậy thì tiến độ dự án liệu có bị ảnh hưởng từ sự cố này và cam kết của DN dự án và nhà thầu thế nào?
Ông Trần Hữu Hải: Về công tác đúc bù lại dầm, với phụ gia về bê tông hiện nay rất nhanh và thêm nữa là tất cả các dây truyền đó đang ổn định, nên vụ việc này không ảnh hưởng đến tiến độ gói thầu.
Tuy nhiên, về tiến độ tổng thể của dự án, như chúng ta đã biết thời điểm ban đầu có những khó khăn khách quan liên quan đến việc thu xếp vốn trong một thời gian dài, khiến việc thi công trên công trường bị chậm.
Sau đó Bộ GTVT đã hết sức quyết liệt, giao cho Ban QLDA6 cùng với DN dự án lập lại tiến độ, sao cho bù được tiến độ đã bị chậm.
Trên cơ sở điều hành của DN dự án cũng như sự kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn của Bộ GTVT và của Ban đã dần dần bù lại một phần tiến độ, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay dự án vẫn chậm tiến độ 3,6% so với tiến độ yêu cầu.
Chúng tôi tiếp tục yêu cầu DN dự án và mới đây Hội đồng quản trị đã họp và xác định rõ trách nhiệm chậm thuộc về nhà đầu tư nào thì nhà đầu tư đó chịu trách nhiệm và họ cũng cam kết sẽ bù lại tiến độ.
Với những giải pháp như vậy, việc hoàn thành tiến độ vào cuối tháng 5/2024 chúng tôi đánh giá là khả thi, tuy nhiên vẫn phải rất nỗ lực cố gắng, đặc biệt là các nhà đầu tư, các nhà thầu.
PV: Xin cảm ơn ông!