Đồng bằng Sông Cửu Long chuyển mình từ nghị quyết 'thuận thiên'

Nếu như năm 2016, giá trị xuất khẩu nông nghiệp vùng ĐBSCL là 7 tỉ USD thì năm 2020 đã tăng lên 8,8 tỉ USD. Điều đó đã chứng minh, sự chuyển đổi nền nông nghiệp vùng ĐBSCL không chỉ đang đi đúng hướng, mà còn mang lại những hiệu quả thiết thực...

Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị

Sáng ngày 13/3, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị lần thứ ba về “Phát triển bền vững ĐBSCL thức ứng với biến đổi khí hậu”. Hội nghị với sự tham dự của các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) các chuyên gia, nhà khoa học và khách mời quốc tế.

Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng, một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán và sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến sự phát triển bền vững ĐBSCL, đánh giá những việc đã làm được, đặc biệt những kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120.

Hội nghị lần này được tổ chức trong bối cảnh đất nước ta bước vào năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025 với thế và lực mới. 

Thay mặt Chính phủ, Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh thành tựu trong những năm qua: “Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp, chương trình và dự án cụ thể nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực để thúc đẩy phát triển vùng ĐBSCL. Từ năm 2017 đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 và ba lần tổ chức Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH”.

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện, với sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong kiến tạo thúc đẩy cùng nỗ lực vươn lên mạnh mẽ của người dân, ĐBSCL đã đạt được những kết quả rất tích cực: Nền nông nghiệp vùng ĐBSCL với lúa gạo là chủ lực đã từng bước chuyển đổi mạnh mẽ, tiến tới nông nghiệp công nghệ cao. Tổng diện tích gieo trồng lúa vùng ĐBSCL là 4,19 triệu hecta, chiếm 54,3% diện tích cả nước.

Hiện nay, diện tích sử dụng giống lúa xác nhận mới chiếm 65%; dự kiến đến năm 2020 tỉ lệ này tăng trên 75%; năm 2025 đạt 90% và năm 2030 đạt 100%. Nông nghiệp ĐBSCL đang chuyển đổi trong sự uyển chuyển thuận thiên, mùa nào thì nuôi trồng cây, con đó. Ngọt thì trồng lúa, đến mùa nước lợ mặn thì nuôi trồng thủy sản với sự đầu tư hợp lý vào hệ thống thủy lợi.

Nếu như năm 2016, giá trị xuất khẩu nông nghiệp vùng ĐBSCL là 7 tỉ USD thì năm 2020 đã tăng lên 8,8 tỉ USD. Điều đó đã chứng nh, sự chuyển đổi nền nông nghiệp vùng ĐBSCL không chỉ đang đi đúng hướng, mà còn mang lại những hiệu quả thiết thực. 

Một trong những điểm nhấn của hội nghị là báo cáo kết quả đạt được qua 3 năm thực hiện Nghị quyết 120, đồng thời nhận diện thách thức mới để có giải pháp thích ứng

Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, Bà Carolyn Turk cho rằng: Hiện có hơn 60.000h hecta diện tích ở vùng ĐBSCL có thể chuyển đổi từ thâm canh lúa ba vụ thành nông nghiệp dựa vào lũ với việc cho phép đầu tư theo chuỗi giá trị, mang lại lợi nhuận gấp 4 lần cho người nông dân, phá vỡ chu kỳ dịch hại, giảm sử dụng thuốc trừ sâu. Đặc biệt là tạo điều kiện cho 96.000 hecta lúa mùa khô chuyển sang sản xuất sạch hơn. 

Nghị quyết 120 đã tạo cơ sở để chuyển đổi phát triển của khu vực - từ quan điểm phát triển cấp hộ canh tác quy mô nhỏ và cấp tỉnh sang quan điểm phát triển mang tính liên tỉnh, toàn đồng bằng và xuyên biên giới. Từ quan điểm phát triển ngắn hạn theo từng ngành sang cách tiếp cận dài hạn, đa ngành và tích hợp.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng ĐBSCL và trân trọng cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu từ các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế. 

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị quyết còn nhiều hạn chế, khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, cũng như sự kỳ vọng của chính quyền và nhân dân trong vùng. Thẳng thắn đề xuất giải pháp vì một ĐBSCL thịnh vượng, các đại biểu cho rằng:

Trước hết, phát triển ĐBSCL phải dựa trên tình hình tài nguyên nước, để tổ chức lại sản xuất, tổ chức dân sinh theo cách thuận thiên, thích nghi với từng điều kiện sinh thái ngọt, mặn, lợ. Theo đó, bố trí lại nhiệm vụ sản xuất của toàn vùng, xoay trục kinh tế theo hướng: Thủy sản – Lúa gạo – Trái cây. Trước Nghị quyết 120, diện tích lúa gao được quy hoạch toàn vùng lên tới gần 1,81 triệu hecta. Nhưng hiện đã giảm xuống còn hơn 1,7 triệu hecta, tăng diện tích trái cây, thủy sản.

Tình trạng khô kiệt trong đất ngày càng nghiêm trọng, gây sụt lún, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng, nước biển lấn sâu vào nội đồng. Tình hình nguồn nước thượng nguồn suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến khô hạn gia tăng, thiếu nước ngọt cho sản xuất và dân sinh… là những thách thức chung để phát triển ĐBSCL thời gian tới

Về thủy lợi, Bộ NN-PTNT đã triển khai song song giữa giải pháp cứng và giải pháp mềm. Giải pháp mềm là chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Giải pháp cứng cứng là đầu tư các các trình, trong đó có 7 công trình trọng điểm được Bộ đầu tư tại ĐBSCL, rút ngắn thời gian đầu tư, sớm phát huy hiệu quả.