Doanh nghiệp sản xuất chịu áp lực vì chi phí đầu vào tăng

Dù duy trì xu hướng tích cực, nhưng đà phục hồi của ngành sản xuất đồng thời chịu áp lực không nhỏ từ chi phí đầu vào leo thang. Khảo sát Chỉ số PMI của S&P Global cũng cho thấy đơn hàng mới và mua sắm đầu vào của doanh nghiệp Việt đã tăng tháng thứ hai liên tiếp, tính đến tháng 5.

# Sáng nay 5/6, NHNN công bố giá bán vàng ếng cho 4 ngân hàng quốc doanh và Công ty SJC là 76,98 triệu đồng/lượng, tiếp tục giảm 1 triệu đồng so với hôm qua.

Từ giá bán của NHNN, 4 ngân hàng được phép bán vàng cho người dân đã điều chỉnh và công bố giá vàng bán ra sáng nay là 77,98 triệu đồng/lượng, cũng thấp hơn hôm qua 1 triệu đồng/lượng. 

# Trong khi đó, tại các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng trên thị trường, giá vàng bán ra cũng tương tự giá tại các ngân hàng quốc doanh.

Đáng chú ý, chênh lệch giá vàng với thị trường thế giới được thu hẹp nhanh, từ mức chênh 18 triệu đồng/lượng, hiện vàng ếng SJC chỉ cao hơn 7 triệu đồng/lượng so với giá thế giới. 

Ảnh nh họa: Doanh nhân trẻ

# Ngược lại với đà giảm của giá vàng, tôi nhận thấy nhiều DN đang phải đối mặt với áp lực không nhỏ vì chi phí đầu vào sản xuất tăng. Cụ thể, dù duy trì xu hướng tích cực, nhưng đà phục hồi của ngành sản xuất đồng thời chịu áp lực không nhỏ từ chi phí đầu vào leo thang.

Khảo sát Chỉ số PMI của S&P Global cũng cho thấy đơn hàng mới và mua sắm đầu vào của doanh nghiệp Việt đã tăng tháng thứ hai liên tiếp, tính đến tháng 5.

Một số doanh nghiệp tham gia khảo sát của S&P Global chỉ ra nguyên nhân bởi VND giảm giá so với USD, cùng với chi phí và nhiên liệu cao hơn. 

# Và trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã tìm phương án khắc phục bằng cách tăng giá sản phẩm đầu ra hoặc cắt giảm lao động.

Dẫn chứng như tại TPHCM, chỉ số lao động lĩnh vực công nghiệp 5 tháng sụt 5,7% so với cùng kỳ 2023. Các ngành như sản xuất phương tiện vận tải, kim loại, đồ da có chỉ số đi lùi hai chữ số, theo Cục Thống kê.

S&P Global ghi nhận việc làm lĩnh vực sản xuất của Việt Nam giảm tháng thứ 2 liên tiếp, tính đến tháng 5, dù sản lượng vẫn được duy trì hoặc tăng.

Đó là chưa kể một số doanh nghiệp chọn cách tăng giá sản phẩm để bù đắp chi phí đầu vào. Tháng qua là lần đầu tiên các nhà sản xuất Việt Nam tăng giá bán kể từ tháng 2. 

# Trong khi đó, với lĩnh vực bất động sản, các chính sách liên quan đến thị trường nhà ở xã hội vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm.

Mới đây nhất, Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) vừa đề nghị bổ sung lại quy định chủ đầu tư NƠXH được tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất để thu hút doanh nghiệp rót vốn vào phân khúc này.

Nhờ vậy, các dự án NƠXH có thể tăng vài trăm, thậm chí hàng nghìn căn hộ so với nhà thương mại nếu được tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất.

# Ngược lại với nguồn cung nhà ở đang thiếu hụt, theo thống kê, đang có hơn 13.000 căn hộ tái định cư ở TP HCM và Hà Nội không có người ở, nhiều dự án bỏ trống gần 20 năm nên xuống cấp, hư hỏng. 

# Chuyển sang thông tin từ thị trường chứng khoán, từ đầu tuần, những diễn biến tích cực liên tục đến với chỉ số VN-Index.

Sáng nay, lực cầu vẫn tham gia khá tích cực giúp VN-Index tiếp tục tiến bước và nhanh chóng leo lên mốc 1.290 điểm.

Phần lớn các cổ phiếu trong rổ VN30 đang duy trì sắc xanh khá tích cực, tiêu biểu như các mã FPT, VNM, MSN và VIC. Sắc đỏ chỉ còn hiện diện ở MWG, TCB và HPG.

Các cổ phiếu nhóm ngành thực phẩm – đồ uống có nhịp hồi phục mạnh nhất thị trường 3. Lực tăng mạnh chủ yếu tập trung ở các ông lớn của ngành như VNM, MSN... và nổi bật với sắc tím đến từ hai cổ phiếu ngành bia là SAB và BHN.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số mã tham chiếu và giảm giá nhẹ không đáng kể như hai ông lớn chăn nuôi và chế biến thịt heo DBC và BAF.

Ngành bất động sản cũng góp phần cho đà tăng nhờ sắc xanh vẫn có phần lấn lướt hơn. Cụ thể, VIC, VHM, BCM và VRE tăng... trong khi một số mã lại có diễn biến trái chiều như NLG, DXG, TDH...

Kết phiên sáng nay, VN-Index tăng 8 điểm, lên 1.291 điểm./.