Điểm mặt những cây xăng 'không chịu' di dời khỏi khu dân cư

Hà Nội có hàng chục cây xăng nằm trong khu dân cư đông đúc. Theo quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên 50 cửa hàng xăng dầu phải di dời hoặc giải tỏa vì quá chật hẹp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về cháy nổ.

Thế nhưng, theo khảo sát của PV VOVGT, hàng chục cây xăng trên địa bàn đã có quyết định di dời từ năm... 2013; nhưng đến nay vẫn hoạt động. 

Cá biệt như cây xăng tại 436 Trần Khát Chân vừa được xây mới "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" và khai trương cách đây một thời gian sau "sự cố" phát hiện nhân viên cây xăng gian lận khi bán xăng cho khách cách đây vài năm (?).

Sau sau vụ cháy nghiêm trọng tại cây xăng số 2B Trần Hưng Đạo năm 2013 việc di dời các cây xăng này ra khỏi nội đô, nhất là những cây xăng sát khu dân cư đã được UBND TP.Hà Nội xem xét
Nguyên nhân chính dẫn tới việc Thành phố quyết định di dời những cây xăng trong nội đô là do nằm quá sát khu dân cư tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ... 
Cây xăng 436 Trần Khát Chân trở lại hoạt động sau sự việc nhân viên cây xăng bán hàng gian lận cho khách bị phát hiện cách đây vài năm. Cây xăng được xây mới hoàn toàn sau "sự cố gian lận", mặc dù đây cũng là 1 trong những cây xăng trong diện phải di dời (?)
---
Cây xăng trên phố Nguyễn Công Trứ vẫn hoạt động bình thường sau nhiều năm bị cho vào danh sách phải di dời
---
Tuy nhiên, nhiều người dân cũng cho rằng, việc di dời cây xăng sẽ phần nào gây ảnh hưởng tới họ, bởi sau bao nhiêu năm đã quen với việc đổ xăng ở những cây xăng này vì tiện trên đường đi làm, bây giờ lại phải tìm cây xăng mới sẽ mất thời gian hơn và quãng đường di chuyển sẽ xa hơn...
Cây xăng số 9 Trần Hưng Đạo hằng ngày phục vụ hàng ngàn lượt khách, đây cũng là 1 trạm xăng nằm trong khu dân cư đông đúc... 
... và luôn trong tình trạng "quá tải"
Địa điểm thuận tiện cho người có nhu cầu, nhưng lại nằm khá gần khu dân cư
Rất nhiều cây xăng đặt tại địa điểm có đường giao thông nhỏ, chật chội nên thường xuyên diễn ra cảnh ùn tắc trước cửa trạm xăng do ô tô, xe máy vào ra đổ xăng
Cây xăng tại 463 Đội Cấn nằm trên đúng đoạn đường hẹp nhất của con phố này, lúc nào cũng trong tình trạng ùn tắc trước cửa do lượng xe ra vào đổ xăng khá lớn
Cây xăng 114 phố Đốc Ngữ, nằm trước cổng bệnh viện và khu dân cư đông đúc...
---
---
Cây xăng 249 Thụy Khuê là 1 trong những cây xăng thuộc diện phải di dời. Chị Loan - 1 người dân sinh sống ngay sát cây xăng cho biết, hằng ngày mọi người ở đây đều phải ngửi mùi xăng dầu bốc ra rất khó chịu, nhưng không cách nào tránh được. Chị cũng như nhiều người cũng có tâm trạng lo lắng khi sống gần cây xăng, nếu chẳng may xảy ra tai họa thì cũng không biết phải làm sao...
Tuy nhiên, việc di dời các trạm xăng ra khỏi khu dân cư, ra khỏi thói quen và sự thuận tiện trên đường đi làm của nhiều người cũng khiến nhiều người tỏ ra không bằng lòng
Chính vì vậy, việc quy hoạch những cây xăng cần phải theo đúng quy định, để tránh cho người dân gặp phải những thiệt hại nặng nề về tài sản, thậm chí tính mạng nếu chẳng may xảy ra sự cố, như trường hợp cháy cây xăng 2B Trần Hưng Đạo năm 2013
Cảnh ùn tắc diễn ra hằng ngày trước cây xăng số 4 Nguyễn Đình Chiểu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu của Bộ Công thương quy định rõ: Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch, có diện tích tối thiểu 900 m2, phải đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường. Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với các công trình xây dựng khác phải có tường bao kín có chiều cao không nhỏ hơn 2,2m bằng vật liệu không cháy...
Thế nhưng hầu như các cây xăng trên địa bàn Hà Nội đều không đạt được những tiêu chí này
---
Cây xăng số 2D Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) nằm gọn trong khuôn viên Xí nghiệp đầu máy Hà Nội là  một trong những cây xăng hiếm hoi trong danh sách bị "khai tử" đã chủ động đóng cửa nhiều năm nay