Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100%

Vừa qua, Bộ Tài chính đề xuất trong dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt gửi đến Chính phủ về việc đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm.

Cụ thể, với rượu từ 20 độ trở lên được áp thuế 80% vào năm 2026, tăng dần lên 100% vào 2030; rượu dưới 20 độ chịu thuế 50%, sau đó tăng lên cao nhất 70%; bia các loại cũng tăng dần, từ 80% lên 100%.

Xung quanh đề xuất này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với chuyên gia chính sách, ông Ngô Dương.

PV: Thưa ông, theo lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Bộ Tài chính đề xuất, giá đồ uống có cồn có thể sẽ tăng lên khoảng 20% vào năm 2026. Ông cho biết tính khả thi của công cụ kinh tế khi lập rào cản tiếp cận với rượu bia, nhằm làm giảm tác hại của lạm dụng rượu bia?

Ông Ngô Dương: Thực ra việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn, chúng ta đã đặt ra nhiều năm. Các nước trên thế giới đã áp dụng, người ta đã có trả giá, đúc rút kinh nghiệm. Theo tôi, việc tận dụng kinh nghiệm các nước đi trước để tránh khỏi các sai lầm về việc hoạch định, thực hiện chính sách, để đỡ phải mày mò, thử và sai trong chính sách.

Câu chuyện rượu bia có nhiều cách tiếp cận khác nhau, về văn hóa, một thói quen không thể cấm nổi thì phải quản lý. Chúng ta đặt thêm các rào cản về tiếp thị, quảng cáo, bên cạnh đó là làm cho nó trở nên đắt đỏ hơn để có thêm trách nhiệm về túi tiền của người tiêu dùng. Sau đó còn điều chỉnh hành vi ngân sách chi tiêu cho hợp lý.

Tôi thấy, chủ trương nâng thuế với mặt hàng nhạy cảm liên quan giao tiếp xã hội, có thể gây ra hậu quả hết sức cực đoan, như tham gia giao thông chẳng hạn, việc đặt ra thuế như vậy là không sai.

Lộ trình thì thực ra việc này, thế giới đã ổn định và xong từ lâu rồi. Nhưng chúng ta cứ từng bước một, gặp những phản ứng trái chiều, rồi nâng dần lên 100%. Tôi nghĩ trong 4-5 năm tới là phù hợp.

Ảnh nh họa SGGP

PV: Có ý kiến từ phía ngành công nghiệp rượu bia là cần cân bằng với lợi ích kinh tế từ nguồn thu ngân sách của việc tiêu thụ và xuất khẩu rượu bia. Theo quan điểm của ông, ý kiến phản biện việc tăng thuế như vậy có hợp lý?

Ông Ngô Dương: Cũng đã có kiến nghị bây giờ phải giảm thuế xuống để tăng cầu lên, nhà nước mới thu được thêm tiền. Nhưng lập luận đó đã bị bác bỏ rồi. Nó cần dựa trên dữ liệu chứ không thể võ đoán một chiều.

Chúng ta thấy rằng, sau một thời gian áp dụng Luật phòng chống tác hại của rượu bia, sau khi có các văn bản về hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia, người ta đã sử dụng rượu bia văn nh, trách nhiệm hơn. Thay vì uống thoải mái, thì bây giờ lại dè dặt hơn, phù hợp với sức khỏe và ngân sách cá nhân hơn.

Đặc biệt, sau dịch bệnh, thói quen tiết kiệm chi tiêu đã hình thành. Tiền đó họ dùng để khám chữa bệnh, giáo dục hay đầu tư. Bối cảnh đã khác trước rất nhiều. Bối cảnh uống thoải mái, không kiểm soát đã không còn nữa.

Vì vậy, kiến nghị giảm thuế, giữ nguyên hay trì hoãn lộ trình tăng, tôi nghĩ không còn phù hợp nữa. Anh có làm nó rẻ hơn thì không hẳn đương nhiên cầu sẽ tăng lên đâu. Những anh có thế mạnh về sản xuất rượu bia thì có thể đầu tư công nghệ để bán được sản phẩm với giá cao hơn ở các thị trường khác nhau.

PV: Xin cảm ơn ông!