Dấu xưa trên bến Bình Đông

Bến Bình Đông được ví như một “không gian di sản” với các dãy nhà đậm nét kiến trúc đặc thù của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam. Đồng thời, nơi đây cũng mang dấu ấn của hoạt động kinh tế “trên bến dưới thuyền” một thời.

Hiện nay kiến trúc đã có nhiều biến đổi song cấu trúc chung trong tổng thể vẫn còn hiện rõ nét. Phần lớn tầng trệt dãy nhà vẫn được sử dụng làm nơi buôn bán, kinh doanh. Có những ngôi nhà đã thay đổi, nhưng cũng có những ngôi nhà vẫn còn hình hài dáng dấp như thưở ban đầu. 

“Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai
Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay
Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này
Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi Sài Gòn ơi!”

Những câu hát trong bài Sài Gòn Đẹp Lắm của nhạc sỹ Y Vân phần nào khái quát được Sài Gòn xưa – TPHCM nay với đặc trưng là sông ngòi và bến thuyền. Khi nhắc đến bến thuyền TPHCM, không thể nào không nhắc đến bến Bình Đông, nơi từng được xem là nút giao thông đường thủy quan trọng và là điểm giao thương tấp nập của Sài Gòn – TPHCM với các tỉnh ền Tây, mặc dù thời vàng son đã qua nhưng những dấu ấn cũng như kiến trúc tại đây vẫn còn lưu giữ, nhắc nhớ về đặc trưng “trên bến dưới thuyền”.

Bến Bình Đông được ví như một “không gian di sản” với các dãy nhà đậm nét kiến trúc đặc thù của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam.

Nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hủ, chạy dài từ cầu Chà Và đến cầu Lò Gốm, bến Bình Đông nằm gọn thuộc khu vực quận 8, nơi có nhiều kho bãi, nhà xưởng, nhà máy, dãy nhà phố cổ đậm nét kiến trúc Đông – Tây kết hợp. Khu vực này trước đây từng là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Chợ Lớn.

Nhắc đến bến Bình Đông, mọi người sẽ nhớ ngay đến hình ảnh những chiếc thuyền đầy ắp hoa tấp nập vào bến những ngày giáp Tết. Nơi đây giống như cầu nối giữa thương lái ền Tây và khách vào mỗi dịp xuân về. Và xưa kia, bến Bình Đông cũng nhộn nhịp như thế.

Theo con nước, xuồng ghe tấp nập trao đổi hàng hóa ngày lẫn đêm. Nhiều gia đình quây quần trên chiếc ghe, vừa là phương tiện di chuyển, vừa là nơi cư ngụ, tạo nên nét văn hóa sông nước hao hao người ền Tây Nam Bộ. Một chiếc xuồng tam bản, chễm chệ trên dòng kênh, với tiếng rao hàng ngọt ngào hay những màn hò đối đáp của cô gái chánh gốc Nam Bộ, đủ làm người mua tê tái cõi lòng.

Giờ đây dấu tích của một thời vang son vẫn còn hiện hữa, chú Thái Minh Khôi bộc bạch: "Chạy dọc con kênh Tàu Hủ có nhiều ngôi nhà lối kiến trúc cổ xưa, nơi buôn bán. Vì nó gần kênh Tàu Hủ nơi trung chuyển, giao thương giữa các thương gia, buôn lái ở ĐBSCL. Ở đây, có rất nhiều kho hàng lớn nhất Sài Gòn này, bây giờ vẫn còn nhiều dấu tích, các kho bãi hồi xưa vẫn còn, các ngôi nhà rất cũ kỹ".

Nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hủ, chạy dài từ cầu Chà Và đến cầu Lò Gốm, bến Bình Đông nằm gọn thuộc khu vực quận 8, nơi có nhiều kho bãi, nhà xưởng, nhà máy, dãy nhà phố cổ đậm nét kiến trúc Đông – Tây kết hợp.

Ngược dòng thời gian, bến Bình Đông khi xưa là nơi quy tụ nhiều thương hiệu nổi tiếng ền Nam một thời như: tàu vị yểu Con Mèo Đen, bột cà ri Ông Chà Và, bột mì Bình Đông, gốm Hoa Mai…Sự phát triển của các thương hiệu nổi tiếng kéo theo các nhà xưởng, nhà máy xay xát, chành ( tức là chỗ chứa hàng theo cách gọi người Hoa) mọc lên sầm uất.

Nằm ở vị trí đắc địa, bến Bình Đông trở thành nút giao thương đường thủy, phía trên có dòng nước Bến Nghé, phía dưới có Rạch Cát, Phú Định thuận lợi vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh ền Tây lên Chợ Lớn. Các thương lái, đa phần là người Hoa tập kết hàng hóa, rồi đem bỏ mối cho các tiểu thương trong thành phố.

Cảnh mua bán ”trên bến dưới thuyền” nhộn nhịp muôn màu muôn sắc vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của cô Nguyễn Thị Thu Hương: "Cô qua đây năm 1975 lúc đó cô được 10 tuổi, ở đây có nhà máy bột mì nổi tiếng nhất ền Nam hồi đó. Cô hay gửi xe đạp bên đây, đi ghe qua bến Bình Đông đi Đình Ông, hồi xưa ghe tấp vô là bán thôi chứ không có lên bờ, ghe thuyền chạy suốt đêm, lúc đó mình còn nhớ giờ mình lớn chỉ nhớ mọi thứ trong tìm thức thôi".

Với cái tính ”ăn chắc mặc bền”, nhiều dãy nhà phố nằm ngay mặt tiền mọc lên, có diện tích bề ngang hẹp. Phía dưới là cơ sở kinh doanh hoặc làm chành, cửa hiệu. Phía trên dùng để ở, và hầu như các dãy nhà này đều do người Hoa làm chủ.

Những dãy nhà mang đậm nét kiến trúc của người Hoa tại Việt Nam, với những cây cột được xây dựng bằng gạch, có lan can sắt, cửa lớn và cửa sổ có diện tích rộng, làm bằng gỗ, gờ chỉ làm bằng thạch cao, mang hơi thở kiến trúc Tây Phương. Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông Tây kết hợp làm nên vẻ đẹp độc đáo của bến Bình Đông.

Không chỉ là nơi lưu giữ lịch sử phát triển của Thành phố, bến Bình Đông như một điểm đến xoa dịu những ồn ào phố thị, đưa ta về bến nước, con đò của quê hương xứ sở.

Ngày nay, dưới tốc độ phát triển đô thị hóa và nhu cầu nhà ở của người dân mỗi lúc một nhiều, những dãy nhà được giải tỏa để xây dựng chung cư kiểu mới, cao tầng và có trang thiết bị hiện đại. Hiện chỉ còn một dãy phố đoạn từ chợ Bình Đông đến chùa Lâm Quang, gần như còn nguyên vẹn dù bạc thếch màu theo thời gian. Dần dà lại trở thành địa điểm cuốn hút của những tay thợ săn ảnh chuyên nghiệp.

Dù bình nh hay hoàng hôn, dãy phố vẫn trầm mình dưới nét đẹp cổ kính giữa đô thành Sài Gòn náo nhiệt.

"Năm nào mấy ngày tết ghe thuyền lên bán trái cây, bông hoa đủ loại hết rất là vui, phong cảnh hữu tình lắm. Nhất là con đường đi bộ này bông hoa đẹp lắm".

"Giữa lòng Thành phố có khung cảnh “Trên bến dưới thuyền” gợi nhớ lại khùng cảnh ền quê ền Tây thì rất là thích".

Góp phần làm nên giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử của một vùng Chợ Lớn nói chung và Sài Gòn nói riêng, nhưng hiện giờ bến Bình Đông đang dần nhường chỗ cho những công trình nhà ở đô thị. Tuy nhiên, với những ai gắn bó chốn này hàng chục năm, họ vẫn ao ước có thể bảo tồn một phần nào giá trị hiện hữu của lịch sử, hướng đến hòa nhập để phát triển chứ không hoà tan.

"Em có nghe ông bà cha mẹ nói về văn hóa, em cũng không hình dung được và có lên mạng tìm hiểu, em thấy bến Bình Đông là nơi gọi là có nhiều đặc trưng rất đặc biệt, em đến đây để tìm hiểu về nơi này".

Trải qua năm tháng chuyển dời bến Bình Đông vẫn còn giữ được nét truyền thông song song với đô thị hiện đại. Một bên là những dấu tích cũ của một thương cản sầm uất, một bên là đại lộ Võ Văn Kiệt tấp nập dòng xe. Không chỉ là nơi lưu giữ lịch sử phát triển của Thành phố, bến Bình Đông như một điểm đến xoa dịu những ồn ào phố thị, đưa ta về bến nước, con đò của quê hương xứ sở.

SỐNG Ở SÀI GÒN: Chuyện “ba phải” của ẩm thực

Sài Gòn, mảnh đất tụ cư. Người dân từ mọi ền đổ về lập nghiệp, đồng nghĩa ẩm thực mọi ền có cơ hội tề tụ, đan xen. Tất cả tạo nên một Sài Gòn đa sắc, tưởng xa hóa gần, tưởng không có màu sắc riêng nhưng chẳng trùng lắp với bất cứ nơi chốn nào. Sài Gòn là đất khách nhưng vẫn dung dị như quê nhà. Sài Gòn như chốn giới thiệu ẩm thực vùng ền, tạo điều kiện phát triển du lịch cho các địa phương khác.

Khu chợ Sài Gòn chỉ bán đặc sản xứ Huế. Ảnh: Vnexpress

Sài Gòn – TP.HCM, mảnh đất màu mỡ luôn rộng tay ôm những giấc mơ dang dở vào lòng. Cứ thế, ngày qua ngày, vùng đất phương Nam sở hữu cho ̀nh quy mô dân số hơn chục triệu dân.

Tôi có sở thích lang thang khắp nẻo Sài Gòn vào những ngày rảnh rỗi, tôi tự thấy ̀nh hâm pha chút thích thú khi vô thức để mắt nhìn vào những chiếc biển số xe. Tôi tự độc thoại “chắc chẳng nơi nào kiểu vậy, biển số xe trải dài khắp Bắc Trung Nam”. Và có lần thấy ̀nh thật sáng dạ, khẳng định chắc nịch “thì ra đây là cách hình thành nên ẩm thực của Sài Gòn”

Tôi không thích những cá tính lập lờ, không thích sự sao chép, thiếu chất riêng, tôi đã từng chẳng mấy tự hào về mảnh đất ̀nh nương trú bởi câu nói “Sài Gòn món nào không có, nhưng chẳng món nào là của Sài Gòn”. Nhưng khi đủ trải, đủ chiêm nghiệm, tôi thấy yêu mảnh đất này quá thể.

Tôi thỉnh thoảng quan sát thế giới quanh ̀nh, họ là những người con đất Huế, Quảng Bình, Phú Yên, Quảng Ngãi hay Bình Định, họ xa quê lập nghiệp luôn thèm mùi tổ ấm, nhớ vị quê nhà, họ trăn trở vì giá vé về quê tăng phi mã. Cứ thế, mọi thứ dần chạm khẽ trái tim tôi, tôi biết, ẩm thực đa sắc của Sài Gòn mang rất nhiều lý lẽ.

Sài Gòn có những con hẻm chuyên đồ Huế với người bán giọng rặc tiếng cố đô. Sài Gòn có tiệm ăn chuyên ẩm thực xứ nẫu, nơi những người con Phú Yên, Bình Định chọn ghé vào nếm chút vị ngày xưa cho vơi nỗi nhớ quê.

Với tôi ẩm thực ở Sài Gòn là một hệ tư tưởng cần nhiều thời gian để khám phá. Nếu bạn sống ở Sài Gòn đủ lâu và chịu để mắt với nhiều điều, bạn sẽ không lạ lẫm với những câu mời gọi kiểu “Ê, tan làm đi ăn đồ Huế hông?”, hay “Nghe nói có tiệm ăn chuyên bán đồ nẫu, nào rảnh đi ăn thử ha?”  hay “Có tiệm đồ Bắc mới mở cuối ngã tư, ̀nh đi ăn thử xem giống vị ở Hà Nội không nhé!”

Về mùi vị, mỗi ền sẽ mang những đặc trưng riêng, như:

Người ền Bắc chọn món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. 

Người ền Trung sử dụng cay nhiều nhưng độ ngọt lại ít hơn ền Nam. Đặc biệt là người Huế, từ món ăn dành cho người bình dân hay vua chúa đều rất nhiều món, nhiều gia vị và đặc biệt là vị chua và cay như mắm cà, mắm tôm… 

Món ăn của người ền Nam đơn giản, không cầu kỳ như chính con người nơi đây. Miền Nam món ăn đa dạng, biến hóa khôn lường với vị ngọt, cay, béo.

Và khi ẩm thực mọi ền xuất hiện ở Sài Gòn lại mang một vẻ đặc trưng rất lạ, đó là mùi vị của nhớ thương, là sự cảm kích, là nơi để những đứa con xa quê có dịp khẳng định vị trí của quê nhà.

Sự đa sắc của ẩm thực Sài Gòn còn được ví như thực thể để quảng bá ẩm thực địa phương, gián tiếp làm giàu cho du lịch của rất nhiều tỉnh thành trải dài khắp dải đất hình chữ S. Có bao giờ bạn muốn đến một vùng đất vì lỡ đem lòng yêu mùi vị ẩm thực của vùng đấy ấy chưa? Tôi tin là có và có rất nhiều lần.

Chuyện ẩm thực của Sài Gòn là câu chuyện dài, nhiều góc tiếp cận. Bài viết này tôi dành để tự hào về mảnh đất tụ cư, vì đã hết lòng góp nhặt ẩm thực khắp ền tổ quốc, để người con xa quê vơi nỗi nhớ nhà, và để du lịch các địa phương bạn thêm phần sôi động.

Sài Gòn vẫn vậy, hào sảng, bao dung, có tình và rộng lòng với tất cả!

TIN YÊU

# Tin tức từ Sở Y tế TP.HCM cho hay lần đầu tiên đơn vị đã tổ chức ngày hội giới thiệu các sản phẩm đăng ký giải thưởng thành tựu y khoa Việt Nam lần thứ 5/2024 với chuyên đề "Y tế thông nh".

Các đơn vị trình bày các sản phẩm sáng tạo với chuyên đề “Y tế thông nh” trước hội đồng chuyên môn. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM

Trong đợt này đã có 52 sản phẩm "y tế thông nh" đến từ 28 bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn TP tham gia tranh tài. Các sản phẩm rất phong phú và sáng tạo với tính ứng dụng cao trên nhiều lĩnh vực như: chẩn đoán hình ảnh, ngoại khoa, nội khoa, sản khoa, nhi khoa, các ứng dụng chuyển đổi số phục vụ người bệnh… Cụ thể như: robot hỗ trợ sinh thiết, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh, phục hồi chức năng, các phần mềm trong quản lý và quản trị y tế. 

# Đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay đã thay thế 3.425 cây xanh có tình trạng hư hại, khiếm khuyết nhằm đảm bảo an toàn, mỹ quan cho đường phố; phòng tránh, hạn chế sự cố đổ cây xanh xảy ra, đặc biệt trong mùa mưa bão, dông lốc.

Ông Hồ Hữu Hải - Phó Phòng Công viên cây xanh, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM cho biết, công tác đấu giá gỗ thu hồi được triển khai theo trình tự, quy định và công khai, nh bạch. Tất cả nguồn thu từ công tác đấu giá gỗ đều nộp vào ngân sách nhà nước.

# UBND TP.HCM sẽ thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID trong thời gian 3 tháng tại ba tuyến đường Hai Bà Trưng, Lê Lai (quận 1) và đường Phạm Hữu Chí (quận 5) thay ứng dụng MyParking.

Đây là hình thức thu phí áp dụng công nghệ tự động nhận diện xe vào ô đỗ và trừ tiền trong tài khoản ví điện tử VETC hoặc qua mã QR thanh toán, nhằm tránh mất thời gian tải ứng dụng như trước và phát sinh xung đột, tranh cãi giữa nhân viên thu phí với lái xe.