Cuối năm lại “xới” vỉa hè, chuyện cũ nhưng chưa hồi kết
Những ngày cuối năm, Hà Nội lại xuất hiện hình ảnh quen thuộc: tiếng búa gõ, gạch đá vỉa hè bị cậy lên, bụi mù mịt, những con đường trở nên ngổn ngang như công trường.
Người dân từ bức xúc về bụi bặm, giao thông ách tắc cho đến sự mệt mỏi vì những bất tiện sinh hoạt hàng ngày.
Vỉa hè bị xới tung để lộ nền đất bụi bặm, nguyên vật liệu xây dựng chất đống dọc hai bên đường, những ệng cống đang thi công được che chắn một cách sơ sài,... Cứ dịp cuối năm, những hình ảnh này lại xuất hiện trên khắp các con đường, tuyến phố của thủ đô như một “điệp khúc” quen thuộc Tuy nhiên, tình trạng đào bới, cải tạo tràn lan này lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông và cuộc sống của người dân Phố Lương Định Của (quận Đống Đa, Hà Nội) là một trong những tuyến phố đang được “tất bật” cải tạo. Tuy nhiên, tình trạng thi công diễn ra ì ạch và thiếu an toàn đã biến con phố này thành một công trường bụi bặm với những “chiếc bẫy” nguy hiểm dọc hai bên vỉa hè Gạch lát cũ được công nhân lật lên để lộ nền đất bụi bặm vẫn còn ngổn ngang gạch đá trông vô cùng nhếch nhác, xấu xí Nguyên vật liệu xây dựng “dàn trận” dọc hai bên vỉa hè. Đặc biệt, một vài đoạn để vật liệu xây dựng còn được “tận dụng” để vứt rác --- Cô H - một tiểu thương buôn bán tại con phố này cho biết “Tốc độ thi công ở đây rất kém, lai rai mấy ngày như này rồi. Bụi vô cùng, rất ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Đi lại của dân, sinh hoạt rồi mưu sinh của dân. Vỉa hè như này, đi bộ còn khó, khách người ta không vào mua hàng thì dân lấy gì để sống” Là tuyến phố nhộn nhịp với nhiều hàng quán hai bên đường, thế nhưng từ khi “được” đào bới vỉa hè, phố Lương Định Của dường như đã mất đi về tấp nập vốn có. Các hàng quán đìu hiu, vắng vẻ, thậm chí có những cửa hàng còn phải đóng cửa do những ảnh hưởng tiêu cực đến từ việc sửa chữa vỉa hè Đi dọc tuyến phố này, không khó để bắt gặp hình ảnh những ệng cống hở được che chắn một cách tạm bợ bằng những cành cây, thanh gỗ, không có rào chắn cũng không có biển cảnh báo. Điều đáng nói, thực trạng này diễn ra ngay cả ở những đoạn đường có trường học --- Em Hà Minh Khánh (học sinh trường THCS Đống Đa) cho biết: “Từ khi sửa đường, em phải rất cẩn thận khi đi trên vỉa hè. Nó bị hẹp đi do một phần diện tích được sử dụng để để vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, vỉa hè cũng không bằng phẳng, phải đi rất cẩn thận nếu không sẽ bị vấp ngã hoặc thụt xuống hố”. Không chỉ bất tiện cho người đi bộ, việc tu sửa vỉa hè cũng vô tình khiến mặt đường cũng bị thu hẹp gây ách tắc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. “Tôi thấy vỉa hè lúc trước vẫn tốt, không tồi tàn đến mức cần phải tu sửa. Sửa thì sửa rất lâu, cuộc sống người dân ở đây rất bất tiện. Các hàng quán không có chỗ để xe nên cứ để xuống lòng đường gây ùn tắc” - Anh Minh Đức (Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ Những đoạn vỉa hè vừa được đào lên, đang chờ để lát gạch mới Người đào, người xới, người lát, các công nhân đang gấp rút lao động để đảm bảo tiến độ thi công Dù thi công khá khẩm hơn tại phố Lương Định Của, tuy nhiên việc thu sửa vỉa hè tại phố Hồ Đắc Di cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và mĩ quan tại con phố này Người dân tại con phố này cho biết, từ khi bắt đầu thi công sửa chữa vỉa hè, họ phải quét nhà liên tục nếu không sẽ rất bụi Gạch đá, cát bụi được đào lên bị vứt bên đường, trở thành điểm tập kết rác thải khiến con đường trông vô cùng nham nhở, nhếch nhác Cải tạo, tu sửa vỉa hè về mặt tích cực là nhằm thay mới, làm đẹp thêm bộ mặt của đô thị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc này lại gây ra không ít bất tiện cho người dân và giao thông, đòi hỏi cần có những biện pháp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực mà việc cải tạo vỉa hè này mang lại