Cơ quan hợp nhất, sáp nhập vẫn phải tổng kiểm kê tài sản công

Các đơn vị phải kiểm kê lại toàn bộ tài sản, sau đó sẽ chuyển tài sản này sang đơn vị mới sau khi đề án sắp xếp bộ máy được phê duyệt, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Ảnh nh họa: DAD21

Theo Đề án tổng kiểm kê tài sản công, việc tổng kiểm kê sẽ bắt đầu từ 0h ngày 1/1/2025 tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý trên phạm vi cả nước.

Đáng chú ý, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các đơn vị phải kiểm kê lại toàn bộ tài sản, sau đó sẽ chuyển tài sản này sang đơn vị mới sau khi đề án sắp xếp bộ máy được phê duyệt. 

Chuyển sang một diễn biến kinh tế tích cực khác: Theo trang Seasia Stats, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô dự kiến năm 2025 đạt khoảng 506 tỷ USD.

Chính phủ Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% cho năm 2025.

Seasia Stats nhấn mạnh 'Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhờ vào xu hướng bùng nổ sản xuất và đầu tư nước ngoài'.

Ảnh nh họa: Tài nguyên và Môi trường

Với lĩnh vực BĐS, giá nhà trong thời gian tới vẫn khó có thể giảm? Dẫn chứng là theo CBRE, hiện 80% nguồn cung trên thị trường thuộc phân khúc cao cấp và hạng sang. Nếu xu hướng này tiếp diễn, giá sẽ tiếp tục tăng, với mức tăng trung bình 8-10% mỗi năm.

Ngược lại, theo DKRA, thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng đóng băng, trong khi niềm tin của nhà đầu tư suy giảm khiến thị trường này khó phục hồi trong ngắn hạn. 

Và thời điểm này, thị trường các sản phẩm phục vụ mua sắm cuối năm cũng đang sôi động hơn. Dự báo, doanh số bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025, khi người Việt ngày càng thích mua hàng online.

Theo Metric, các nhóm hàng, ngành hàng có tiềm năng tăng trưởng mạnh trên các sàn thương mại điện tử là thực phẩm đồ uống, đặc biệt là thực phẩm tươi sống, rau củ, bánh kẹo, đồ uống không cồn.

Ngoài ra, các sản phẩm làm đẹp (chăm sóc da mặt, chăm sóc tóc), thời trang và bộ quà tặng Tết được dự báo cũng sẽ tăng trưởng. 

Ảnh nh họa: Shutterstock

Thị trường chứng khoán 

Trong bối cảnh nhóm VN30 giao dịch phân hóa và dòng tiền vẫn chủ yếu đứng ngoài, thị trường chỉ biến động nhẹ, giằng co trong biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu.

Độ rộng các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đang có sự phân hóa với lợi thế nghiêng về bên mua. Cụ thể, FPT tăng 2.43 điểm, VNM tăng 0.67 điểm, TCB tăng 0.45 điểm và MBB tăng 0.28 điểm. Ở chiều ngược lại, các mã cổ phiếu ngành tài chính như VPB, STB, HDB và SSI nằm trong số những mã vẫn đang chịu áp lực bán và lấy đi hơn 1 điểm từ chỉ số chung.

Nhóm viễn thông đang là nhóm dẫn đầu đà phục hồi hiện tại với mức tăng 3.10%. Trong đó, hầu hết các mã đều nhuộm sắc xanh tích cực như VGI tăng 3.12%, MFS tăng 7.47%, CTR tăng 0.25%...

Kế đến là nhóm ngành công nghiệp cùng độ rộng có sắc xanh chiếm thế áp đảo. Trong đó, lực mua chủ yếu tập trung ở nhóm doanh nghiệp vận tải như HAH tăng 2.58%, VSC tăng 3.23%, VTP tăng 2.15%, ACV tăng 1.26%...

Kết phiên sáng nay, VN-Index tăng không đáng kể gần 1 điểm, lên 1.255 điểm.