Có nhất thiết thưởng tiền để khuyến khích báo tin vi phạm giao thông?

Tình hình giao thông sẽ thay đổi thế nào, nếu mỗi vi phạm đều được cộng đồng giám sát? Việc mua tin hoặc thưởng tiền sẽ có tác động ra sao, và có nên xem là một giải pháp để tăng cường đảm bảo TT ATGT trong thời gian tới?

Người dân cung cấp thông tin có giá trị giúp đảm bảo TTATGT có thể được thưởng tiền lên tới 5 triệu đồng. Trường hợp mua tin tố giác vi phạm giao thông, thì mức chi mỗi vụ việc bằng 10% tiền phạt, nhưng không quá 5 triệu đồng.

Mua tin, thưởng tiền cho người tố giác vi phạm giao thông- đề xuất này đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân. 

Đón nghe, Diễn đàn 91 với chủ đề: “Có nhất thiết thưởng tiền để khuyến khích báo tin vi phạm giao thông?”,  12h30 thứ Năm (15/8), trực tiếp trên VOV Giao thông FM 91Mhz và vovgiaothong.vn.

Cùng sự tham gia của các vị khách mời: TS Ngô Vĩnh Bạch Dương, Viện Nhà nước và pháp luật và Nhà báo Nguyễn Quang Hưng, Báo Nhân Dân.

 

Xử phạt qua hình ảnh, ngày càng nhiều người cung cấp bằng chứng

Anh Ngô Đức Thiện, ở Phú Thọ, đã từng xem nhiều clip đăng trên truyền thông, mạng xã hội về một số người điều khiển phương tiện cố tình vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao  thông, đe dọa đến sự an toàn của những người tham gia giao thông khác.

Trong khi đó, không phải tuyến đường nào cũng có sự túc trực thường xuyên của lực lượng chức năng, do vậy, anh Thiện cho rằng nên khuyến khích xử lý vi phạm thông qua các hình ảnh của người dân cung cấp: "Nó liên quan đến thành phần đi ngược chiều trên đường cao tốc hay đi vào đường ưu tiên dành cho xe cấp cứu, rất là bức xúc những trường hợp ý. Tôi rất ủng hộ camera hành trình của người dân ghi lại  để gửi cho bên công an để có hướng xử lý những trường hợp  đó. Vì có mục đích nâng cao nhận thức của người dân và thể hiện sự văn nh".

Ảnh nh họa: SGGP

Theo anh Huy Hoàng, người thân, bạn bè của anh đã quay clip những trường hợp đua xe trái phép, vượt đèn đỏ … cung cấp cho lực lượng chức năng làm căn cứ để xử lý vi phạm, đem lại môi trường tham gia giao thông an toàn: "Hành vi vi phạm giao thông mà bị quay video mình cũng khuyến khích thôi vì nó đóng góp cho ý thức tham giao thông của mọi người tốt hơn, vì cái chung chứ không vì riêng ai"

Đội CSGT số 9, Phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội luôn bố trí cán bộ túc trực trang zalo để ghi nhận và cập nhật những phản ánh của người dân về tình hình vi phạm giao thông. Sau đó, người trực thông tin cho Đội tuần tra, kiểm soát kịp thời ngăn chặn và xử lý, đồng thời giải thích, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người vi phạm.

Đại úy Nguyễn Hải Hùng, Đội CSGT đường bộ số 9 chia sẻ về tình hình xử lý vi phạm qua chứng cứ người dân cung cấp: "Từ tháng 1/2024 đến nay, Đội CSGT số 9 đã nhận được 215 tin phản ánh qua zalo, đã phối hợp với người dân, tổ tuần tra kiểm soát đã phát hiện xử lý vi phạm. Trong quá trình xử lý vi phạm, Đội CSGT số 9 đã kết hợp tuyên truyền với người dân, số lượng tương tác của người dân về các vấn đề vi phạm giao thông, trật tự đô thị ngày một nhiều hơn"

Ảnh nh họa

LS Phan Kế Hiền, Giám đốc công ty Luật Bảo Tín dẫn chứng, theo Thông tư số 65 năm 2020 và Nghị định 135 năm 2021của Chính phủ, sửa đổi bổ sung khoản 6, Điều 60 Nghị định số 38 năm 2024, CSGT được quyền xử phạt vi phạm dựa trên hình ảnh, clip do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng, Quy định này đã có tác động tích cực đến tình hình đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn và giảm bớt các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

"Hiện nay thời đại công nghệ 4.0, mỗi người dân đều có thể là một nhân chứng, một phóng viên, để cơ quan công an dựa vào đó để xử lý. Chúng ta có thể thấy, có rất nhiều hành vi vi phạm đã được phát hiện kịp thời nhờ camera ở nhà người dân, hoặc người dân quay lại, qua camera hành trình, cung cấp cho cơ quan chức năng, nhờ đó đã xử lý rất nhiều các vụ vi phạm nghiêm trọng", LS Phan Kế Hiền cho biết.

Tính từ gần cuối năm 2023 đến nay, Phòng CSGT Hà Nội đã xử lý gần 1.000 trường hợp vi phạm giao thông từ phản ánh của người dân thông qua mạng xã hội Zalo, xử phạt hơn 1,6 tỷ đồng, tước 275 giấy phép lái xe, kịp thời xử lý hàng nghìn vụ việc liên quan đến tổ chức giao thông. Nhiều địa phương trên cả nước cũng đang đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm qua hình ảnh người dân cung cấp như Bình Dương, Tp.HCM và đạt được những kết quả khả quan.

Vi phạm nhiều, xử lý chưa được bao nhiêu

Hàng ngày nhận rất nhiều thông tin, clip liên quan đến các tình huống giao thông, các vụ va chạm, vi phạm Luật giao thông, anh Thành Lê, quản trị viên Diễn đàn Otofun cho hay, số vụ video clip ghi lại các hành vi vi phạm TTATGT được xác nh, xử lý chưa nhiều: "Có thể nói là không nhiều. Thứ 2 nữa là có những vụ việc nhìn thấy luôn, ly sod những vụ việc đấy phải là những vụ rất nóng, rất bức xúc. Như vừa rồi có vụ xe CX5, tối hôm trước lên, trưa hôm sau đã thấy tin CSGT gọi xe CX5 chặn đường đấy rồi"

Ảnh nh họa: Dân Trí

Lý giải nguyên nhân chưa xử lý được nhiều vi phạm giao thông quan hình ảnh thu được từ camera hành trình trên ô tô, trung tá Phạm văn Chiến, Đội trưởng Đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho hay, trước hết, lực lượng chức năng phải xác nh được nguồn gốc hình ảnh, xác định ngày giờ vi phạm mới có cơ sở để tiếp tục làm việc với chủ xe, lái xe để xử phạt:

"Người dân cung cấp thì đấy là một tài liệu để cơ quan công an xác nh và để chứng nh lỗi vi phạm đó. Ngoài ra, căn cứ hình ảnh đó còn phải đi xác nh, làm việc với người vi phạm, thời điểm đó anh có điều khiển xe đó không, xe đấy có đi đúng ngày đấy không… Bởi có nhiêu fkhi có người đeo biển của xe người khác"

Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cũng phân tích: không phải dữ liệu camera hoặc thông tin vi phạm giao thông nào cũng có thể được coi là căn cứ để xử lý vi phạm. Bởi theo quy định, chỉ những phương tiện được đo kiểm, có chứng nhận hợp quy mới được coi là căn cứ để xử phạt: "Bây giờ bảo phương tiện này chạy quá tốc độ, vậy thì quá tốc độ là bao nhiêu? Thiết bị đo là thiết bị nào, chứ không phải là thiết bị nào, không được kiểm chuẩn mang ra đó thì làm sao mà làm cơ sở để phạt được"

Ảnh nh họa

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên Phó Đội trưởng Đội CSGT số 1, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cũng cho hay, để xử lý vi phạm thông qua hình ảnh do người dân cung cấp, hoặc trả tiền cho người báo tin vi phạm giao thông, cần phải căn cứ trên các quy định của pháp luật, từ độ tin cậy của hình ảnh, đến trách nhiệm bảo đảm tính xác thực của người cung cấp thông tin:

"Cần có một cổng thông tin điện tử, hoặc một đường link nào đó để những người phát hiện ra hành vi vi phạm giao thông người ta gửi vào đó và người ta chịu trách nhiệm về những thông đó của người ta không bị cắt ghép và không vì mục đích khác. Trên cơ sở đó cơ quan chức năng sẽ xác nh và lấy đó làm căn cứ để làm rõ những việc vi phạm như vậy và xử lý vi phạm"

Theo luật sư Lê Văn Thiệp, Giám đốc Văn phòng Luật sư Toàn cầu (Hà Nội), cần cân nhắc kỹ, bởi nếu việc mua tin hoặc thưởng tiền bị lạm dụng, hoặc thái quá sẽ ảnh hưởng đến quyền riêng tư của công dân: "Phải tính toán được tác động xã hội, cả trước và sau. Cái tích cực thì dễ thấy rồi: có phần thưởng, có chế tài và mọi vi phạm đều bị phát hiện và bị xử lý. Điều ấy tốt quá, phù hợp với nguyên tắc pháp luật về hành chính, nhưng hệ lụy của nó, tác động tiêu cực của nó ở phía sau là gì thì cũng cần cân nhắc, đánh giá"

Nhiều ý kiến cũng đồng tình với việc thưởng tiền để mua thông tin vi phạm giao thông. Tuy vậy, cần quy định rõ các hành vi vi phạm được thưởng tiền hoặc trả phí, một mặt để giám sát, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm giao thông, mặt khác, cũng ràng buộc trách nhiệm của người cung cấp thông tin, đảm bảo thông tin được cung cấp là trung thực, chính xác.