Chuyển động thị trường: Nhìn thấy gì từ chiến lược của các nhà bán lẻ nước ngoài?

Trong khi các quốc gia đang vấp phải khủng hoảng dịch bệnh, đa số doanh nghiệp đều phải thu hẹp sản xuất - kinh doanh thì tại Việt Nam, các nhà bán lẻ Nhật Bản vẫn cho khai trương hoặc mở kinh doanh trong thời gian này.

Công nhân làm việc tại nhà máy ở thành phố Vernon, Los Angeles, California, Mỹ ngày 16/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN.

Mời các bạn nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Cập nhật thông tin trong nước và quốc tế

# Trong phiên giao dịch chiều ngày 11/8, giá vàng tại thị trường châu Á giảm hơn 1% và có lúc trượt xuống dưới ngưỡng 2.000 USD/ounce lần đầu tiên trong vòng một tuần.

# Thị trường vàng trong nước hôm nay cũng rớt giá xuống còn 53 triệu đồng/lượng, so với đỉnh hơn 62 triệu đồng/lượng vào cuối tuần trước. 

# Một thống kê mới đây cho thấy, Những công nhân trong ngành may mặc toàn cầu, đang bị trả lương thấp hoặc không được trả lương trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát, với tổng giá trị tiền lương bị mất có thể lên tới gần 6 tỷ USD.

# Tiếp tục diễn biến căng thẳng Mỹ - Trung Quốc, Mỹ đã quyết định: kể từ cuối năm 2021, hủy niêm yết của các doanh nghiệp từ Trung Quốc và các quốc gia không tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán của Mỹ trên sàn giao dịch chứng khoán nước này. 

# Hôm nay, IFC - Thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã công bố sẽ cung cấp khoản vay trị giá 70 triệu USD cho Công ty cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần của Việt Nam nhằm hỗ trợ phát triển ngành kho vận, thúc đẩy thương mại và tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19. 

Ảnh nh họa

Thông tin thị trường chứng khoán

# Phiên giao dịch 11/8 khép lại với những biến động trái chiều của các chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm nhẹ 0,12 điểm xuống 843 điểm, trong khi HNX-Index tăng 2,34% lên 116 điểm và UPCom-Index tăng 0,39% lên 56 điểm.

# Mặc dù thị trường giao dịch tương đối trầm lắng, nhóm cổ phiếu Tài chính vẫn đồng thuận tăng điểm trong phiên hôm nay. Bộ 3 cổ phiếu Ngân hàng quốc doanh là BID, CTG và VCB nâng đỡ nhiều nhất cho chiều đi lên của VN Index.

# Giao dịch khối ngoại không thực sự tích cực khi họ tiếp tục bán ròng gần 130 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán của khối ngoại tập trung chủ yếu vào các Bluechips như VHM, HPG, VRE… (SSI).

 Một phần cửa hàng trải nghiệm đầu tiên của MUJI đặt tại Parkson Lê Thánh Tôn, TPHCM. Ảnh: Forbes Việt Nam

Nhìn thấy gì từ chiến lược của các nhà kinh doanh bán lẻ nước ngoài?

Cuối tháng 7 vừa qua, thương hiệu bán lẻ Nhật Bản Muji đã khai trương cửa hàng trải nghiệm đầu tiên tại Việt Nam ở lầu 1, trung tâm thương mại Parkson, quận 1, TPHCM với hàng ngàn mặt hàng, trong đó có nhiều sản phẩm cham sóc da và quần áo.
Trước đó, nhãn hàng thời trang nhanh nổi tiếng Nhật Bản Uniqlo cũng cho khai trương cửa hàng đầu tiên của hãng tại Hà Nội đặt ở Vincom, quận Đống Đa. Hay hãng kinh doanh mỹ phẩm của Nhật Matsumoto Kiyoshi sẽ mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào thời gian gần tới đây.

Trên thực tế việc mở kinh doanh của các nhà bán lẻ và hãng thời trang Nhật Bản này đã lên kế hoạch khá lâu sau khi đã có thời gian dài nghiên cứu thị trường trong nước. Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú phân tích: 

Một thị trường hết sức tiềm năng về số dân đông, dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Cái thứ hai nữa là ổn định về chính trị kinh tế. Chính phủ Việt Nam cũng đã cởi bỏ các thủ tục hành chính phá bỏ các rào cản về gia nhập thương mại. 

Nhận định thêm về động thái này của các thương hiệu bán lẻ Nhật, các chuyên gia cho rằng, đây là cách các nhà đầu tư này phân tán rủi ro khi mà các thị trường truyền thống như Mỹ, Trung Quốc gặp khó khăn, sức mua yếu, hay người tiêu dùng xứ kim chi Hàn Quốc đang mang tâm lý bài hàng Nhật.

Ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cho rằng, để tranh thủ được lợi ích từ dòng tiền đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh năng lực của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, tránh trở nên yếu thế ngay trên “sân nhà” thì cần có đường hướng, chính sách khéo léo: 

Phải nhìn nhận lại chiến lược đầu tư của Việt Nam, kể cả trong trung và dài hạn. Cho nên câu chuyện ở đây vẫn tiếp tục cải cách hội nhập một cách mạnh mẽ nhưng khôn khéo.

Người dân mua hàng tại cửa hàng Uniqlo đầu tiên ở Hà Nội hồi tháng 3. Ảnh: N.Thắng - Báo Thanh niên

Với thị trường gần 100 triệu dân, mức thu nhập ngày càng cao, kinh tế phát triển ổn định, giới phân tích đánh giá Việt Nam tiếp tục là một thị trường bán lẻ hàng hóa đầy tiềm năng.

Trong đó, tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng là nhân tố giúp nới rộng dư địa tăng trưởng cho các nhà bán lẻ.

Vậy, tận dụng lợi thế này thế nào? VOVGT đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú về vấn đề này:

PV: Thưa ông việc các thương hiệu bán lẻ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam mang đến cơ hội gì?

Ông Vũ Vinh Phú: Cái đó là cái cơ hội để người tiêu dùng được hưởng những thành tựu văn nh về thương mại, nhà sản xuất Việt Nam có thể cung cấp vào chuỗi cửa hàng.

Một cơ hội nữa là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt bán lẻ Việt, trước sức ép của họ và cũng phải học tập kinh nghiệm cùng cạnh tranh. Đấy là mấy cái cơ hội lớn mà doanh nghiệp Việt phải chú ý.

PV: Vậy chúng ta cần nắm bắt cơ hội và làm chủ lợi thế của mình như thế nào? 

Ông Vũ Vinh Phú: Chủ trương của Đảng và nhà nước là hàng Việt phải chiếm lĩnh thị trường Việt.

Thứ nhất là tăng cường liên kết giữa các nhà phân phối với nhau, giữa bán buôn bán lẻ để phục vụ chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.

Thứ hai là phải đào tạo lại nguồn nhân lực doanh nghiệp bán lẻ điện. Hiện nay, 8 % là làm tay ngang thứ ba là phải xây dựng thương hiệu bán lẻ làm ăn tử tế có văn hóa với trách nhiệm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Cái thứ ba là vấn đề phải tổ chức tốt nguồn hàng đi thẳng về sản xuất đến bán lẻ rồi.

Cuối cùng là Nhà nước phải những cái hạ tầng cơ sở chi phí Logistic.

Đấy là một cái mà làm cho chi phí lưu thông trong bán lẻ tăng lên và chúng ta khó cạnh tranh thị trường nội địa chứ chưa nói xuất khẩu. 

PV: Vâng xin cảm ơn ông.