Chuyển động thị trường: Cần làm gì để giải ngân vốn đầu tư công gần 28 tỷ USD?

Một con số được Tổng cục Thống kê đưa ra là Việt Nam chưa bao giờ giải ngân hết vốn đầu tư công theo kế hoạch hàng năm, thậm chí năm sau lại có xu hướng giảm hơn năm trước. Vậy cần làm gì để giải ngân được số vốn này?

Giá vàng ếng trong nước bất ngờ tăng mạnh

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Tin tức trong nước và quốc tế

Cuối phiên giao dịch sáng nay, giá vàng ếng trong nước bất ngờ được điều chỉnh tăng mạnh, vượt trên mốc 56 triệu đồng/lượng.

Đến cuối giờ chiều, vàng quay lại mốc 54,3 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên hôm qua, giá vàng SJC tăng mỗi chiều 900.000 đồng/lượng và 1,22 triệu đồng/lượng, mua vào bán ra. 

Chuyển sang một thông tin khả quan về lĩnh vực nông nghiệp, trái ngược với nhiều quốc gia trên thế giới, bất chấp dịch bệnh, xuất khẩu tôm nước ta vẫn đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

CBRE dự báo nguồn cầu cho diện tích kho vận và giao thương sẽ tăng trưởng mạnh tại châu Á, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, giá BĐS công nghiệp Việt Nam có thể tăng 10% trong năm nay.

Chính thức có Tuần lễ thịt heo Mỹ tại Việt Nam (Ảnh: trithuctre)

Bắt đầu từ hôm nay, "Tuần lễ thịt heo Mỹ" sẽ diễn ra tại 50 siêu thị Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Trong khi đó, Hội chợ vàng hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/7 đến 2/8 tới tại Hà Nội, dự kiến thu hút hơn 300 gian hàng của trên 200 doanh nghiệp. 

Sáng nay (24/7), ngay sau khi có thông tin về bệnh nhân mắc Covid-19 mới ở thành phố Đà Nẵng, hàng loạt khách du lịch đã huỷ tour tới thành phố này. Ông Nguyễn Như Nam, Tổng Thư ký Hội lữ hành thành phố Đà Nẵng cho biết, trước mắt, các công ty lữ hành vẫn phải đảm bảo an toàn sức khoẻ cho du khách: 

"Từ sáng giờ khách đi trong ngày bên công ty tôi huỷ tour khoảng 10%. Từ sáng tới giờ nhân viên công ty phải chạy đi mua khẩu trang, nước sát khuẩn để phát gấp cho khách đoàn đang đi. Tức là làm biện pháp phòng dịch trước còn tuỳ trường hợp mình tính tiếp, chứ còn bây giờ rất nhiều việc phải làm".

41 quốc gia chính thức đề nghị Quỹ Tiền tệ quốc tế cho giãn nợ (Ảnh: TTXVN)

Đại diện IMF cho biết 41 quốc gia chính thức đề nghị được giãn nợ, chiếm hơn một nửa trong tổng số 73 quốc gia đủ tiêu chuẩn theo sáng kiến này.

Campuchia và Trung Quốc sẽ ký hiệp định thương mại tự do song phương trước ngày 12/8 tới – cũng là thời hạn Liên nh Châu Âu áp dụng quyết định rút một phần ưu đãi thuế quan đối với Campuchia.

Vòng đàm phán hậu Brexit hôm qua giữa Liên nh châu Âu và Anh đã không thể thống nhất được một số vấn đề còn tồn đọng. Vì vậy, các bên cần phải đạt được một thỏa thuận thương mại mới vào tháng 10.

Nghị viện châu Âu (EP) vừa bỏ phiếu tán thành Nghị quyết yêu cầu thay đổi dự thảo ngân sách dài hạn của Liên nh châu Âu vừa được 27 quốc gia thành viên thông qua. 

VN Index kết phiên vẫn giảm mạnh 3.22%, về 829 điểm (Ảnh: VNF)

Thị trường chứng khoán

VN Index giảm điểm ngay từ lúc mở cửa, đà giảm tiếp theo suốt phiên sáng. Đến phiên chiều, bên bán giá thấp vẫn chiếm ưu thế hơn khiến VN Index kết phiên vẫn giảm mạnh 3.22%, về 829 điểm. 

Sàn HOSE ghi nhận 296 mã giảm giá, so với 31 cổ phiếu tăng điểm. Tính riêng rổ VN30, cả 30 cổ phiếu thành phần đều đóng cửa giảm điểm, qua đó giải thích cho mức giảm -3.5% của chỉ số đại diện cho nhóm Largecap. 

Theo đánh giá của SSI Reseach, điểm tích cực trong phiên cuối tuần đến từ lực mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. NĐT mua ròng 256 tỷ đồng trên HOSE sau chuỗi 12 phiên bán ròng liên tiếp, dẫn đầu top mua ròng là các cổ phiếu VRE, NLG, VHM. 

Cần làm gì để giải ngân vốn đầu tư công gần 28 tỷ USD?

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, phải tập trung giải ngân vốn đầu tư công gần 28 tỷ USD, tương đương 633 nghìn tỷ đồng. Làm gì để giải ngân được số vốn này, trong khi “Tình trạng nhận vốn nhưng không tổ chức thực hiện, chậm giải ngân đã diễn ra nhiều năm, nhiều nơi”.

Một con số được Tổng cục Thống kê đưa ra là Việt Nam chưa bao giờ giải ngân hết vốn đầu tư công theo kế hoạch hàng năm, thậm chí năm sau lại có xu hướng giảm hơn năm trước. Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam phân tích: 

"Nhiều người phân tích, tắc trong các dự án có thể đến từ giải phóng mặt bằng chậm, không đạt yêu cầu hoặc do năng lực của nhà thầu hạn chế. Vấn đề nữa, đội vốn đầu tư, nhưng chúng ta có thể gom những nguyên nhân đó về một nguyên nhân đó là do năng lực quản lý tổng vốn đầu tư kém".

Nguồn ngân sách dự kiến trong năm 2020 là gần 700.000 tỷ đồng. Song sau 6 tháng, tình hình giải ngân còn rất chậm với lượng vốn đang chờ giải ngân lên tới hơn 450.000 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, những vấn đề pháp lý cũng là một nguyên nhân gây vướng mắc trong việc khơi thông dòng vốn: 

"Chúng tôi cũng nhận định trong bối cảnh hiện nay thì cái khuôn khổ pháp luật khá chặt chẽ đâm ra rất nhiều các cán bộ có liên quan trạng ở thái tâm lý hơi quá thận trọng trong việc xử lý tình huống và thường phải mất rất nhiều thời gian để hỏi đi hỏi lại và cảm thấy chắc chắn thì mới làm như vậy mất rất nhiều thời gian".

Nhấn mạnh, chỉ còn hơn 20 tuần nữa là hết năm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hai tuần một lần, các bộ, ngành địa phương phải báo cáo về tình hình giải ngân và kiểm tra đôn đốc thực hiện. Quốc hội, Chính phủ đã mở ra cơ chế thì các bộ, ngành, địa phương phải lo việc giải ngân. Thủ tướng cũng đưa ra một biện pháp mạnh mẽ:

"Với luật pháp hiện hành, Chính phủ quyết định điều chuyển vốn từ nơi không tiêu được tiền sang nơi có thể giải ngân được. Bắt đầu từ đầu tháng 8, yêu cầu Bộ KKHĐT, Tài chính tổng hợp quyết định điều chuyển một cách quyết liệt vốn từ các bộ, ngành địa phương không tiêu hết tiền, tập trung cho các dự án có khả năng giải ngân".

Trong bối cảnh khó khăn đầu năm 2020 có dịch bệnh Covid-19, có nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư tốt từ 45% trở lên. Hiệu quả này đến từ những yếu tố nào? Kênh VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về vấn đề này:

PV: Tại sao có cùng cơ chế, chính sách nhưng có địa phương giải ngân tốt, có địa phương ì ạch giải ngân chậm?

Ông Nguyễn Anh Dương: Đầu tư công nhanh hơn thì không phải chỉ thay đổi tư duy một thói quen sử dụng nguồn lực Nhà nước theo hướng lành mạnh mẽ hơn, trách nhiệm hơn và có hiệu quả. Trách nhiệm ở đây không phải chỉ đơn thuần là làm thế nào đúng quy trình thế nào để không sai không mắc lỗi, vấn đề là làm thế nào để tiến xa hơn là chủ động tháo gỡ những khó khăn cả về quy trình phối hợp sử dụng nguồn lực.

PV: Vậy làm thế nào để bảo đảm nguồn lực có được, được sử dụng hiệu quả nhanh nhất?

Ông Nguyễn Anh Dương: Cái đấy sẽ không thể có được chỉ dựa vào quá trình sửa đổi, có văn bản này hay có cách chỉ đạo kia mà phải từ chính những chủ đầu tư, những người đứng đầu các cơ quan đấy phải có ý thức tích cực hơn trong việc sử dụng nguồn lực mình được phân bổ. 

PV: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi. 

Có thể thấy, để đẩy nhanh đầu tư công, sự năng động quyết liệt không thể chỉ đến từ một người đứng đầu mà phải là sự cộng hưởng của cả hệ thống từ các vị trí chuyên môn đến các bên liên quan trong quá trình này. Nhưng muốn lan tỏa tinh thần sáng tạo sự quyết tâm thì người đứng đầu không thể thiếu lửa.