Chủ động và đẩy mạnh tiêm chủng vaccine COVID-19 để tránh "dịch chồng dịch"

Sáng nay 2/8, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, kết nối Bộ Y tế với các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố.

Hội nghị trực tuyến đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Báo cáo về công tác phòng chống dịch 7 tháng đầu năm tại hội nghị, TS Nguyễn Lương Tâm - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, nhiều quốc gia tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi.

Riêng dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của Ocron và các biến thể BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1.

Tại Việt Nam, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Ocron trong cộng đồng. Cũng trong 7 tháng đầu năm, nước ta ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc COVID-19 (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), hơn 8,5 triệu người khỏi bệnh (94,5%), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%).

Tính đến nay, cả nước ghi nhận 10,7 triệu bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 9,9 triệu người đã khỏi bệnh (92%) và hơn 43 nghìn bệnh nhân tử vong (0,4%).

Bệnh sốt xuất huyết, từ đầu năm 2022 đến nay cả nước ghi nhận hơn 136.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 45 bệnh nhân đã tử vong. Đối với các bệnh truyền nhiễm khác như: tay chân ệng, sốt rét, sởi, dại ghi nhận số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên, bệnh tay chân ệng gia tăng cục bộ tại một số địa phương; bệnh sởi ghi nhận rải rác tại một số nơi. Hiện chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân và các bệnh truyền nhiễm nhóm A khác.

Về kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, tại hội nghị, GS.TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin, tính đến ngày 1/8/2022, tổng số mũi tiêm trên toàn quốc là hơn 246,1 triệu mũi. Tuy vậy, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi còn thấp, một số tỉnh mũi 2 chỉ đạt dưới 20%.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại Hôi nghị

Để đạt được mục tiêu hoàn thành tiêm vắc xin cho lứa tuổi này trong tháng 8, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh thành cần tiếp tục rà soát, truyền thông liên tục về lợi ích và sự an toàn của vắc xin Covid-19.

Theo ông Đức Anh, nguyên nhân dẫn đến tốc độ tiêm chủng chậm hiện nay là hoạt động sản xuất, làm việc trở lại bình thường, việc tổ chức tiêm chủng trong thời gian làm việc gặp khó khăn. Nhóm trẻ em đang nghỉ hè, chuyển cấp nên việc tổ chức tiêm chủng tại trường, tại trạm y tế gặp khó khăn. Tỷ lệ di biến động dân cư lớn sau đợt dịch tại nhiều địa phương cũng ảnh hưởng đến công tác tiêm chủng.

Một nguyên ngân khác đó là người dân còn chủ quan trong bối cảnh dịch được khống chế, nhiều người đã mắc Covid-19 nên không đồng ý hoặc lưỡng lự tiêm các mũi vaccine tiếp theo. Nhiều cha mẹ không đồng ý cho con tiêm nhắc lại do lo ngại ảnh hưởng lâu dài của vaccine đến sức khỏe của trẻ 5-11 tuổi.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan ghi nhận, đánh giá cao và tri ân sự cố gắng, nỗ lực, quyết tâm phòng, chống dịch bệnh của toàn ngành y tế, từ Trung ương đến địa phương nhất là các lực lượng phòng, chống dịch tuyến đầu, các cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở, các y bác sỹ, nhân viên y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam của bệnh đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi khác là hiện hữu khi dịch bệnh đã lây lan nhanh ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, tay chân ệng, cúm… đang trong mùa cao điểm bùng phát dịch, làm tăng nguy cơ dịch chồng dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Quán triệt quan điểm đặt tính mạng của người dân lên trên hết, thực hiện hiệu quả việc kiểm soát dịch bệnh trên quan điểm phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để dịch bùng phát trở lại nhằm góp phần tạo điều kiện cho việc phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị các cấp, các ngành, địa phương: Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh; Chủ động, sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch có thể xảy ra, không để bất ngờ, bị động;

Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo khuyến cáo “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác” với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị;

Chỉ đạo theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới; Chủ động có các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trên địa bàn và ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu với các dịch bệnh mới;  Chỉ đạo các cơ sở điều trị thực hiện tốt việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh;

Đặc biệt, cần tập trung đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, hoàn thành sớm nhất kế hoạch đề ra; chú trọng việc tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 cho từng nhóm đối tượng, tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế và không để vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí; Khẩn trương rà soát kế hoạch tiêm 6 tháng cuối năm 2022 và xây dựng kế hoạch tiêm vaccine 2023.