Chi hơn tỷ đồng mở quán cơm 0 đồng

Hơn 1 tháng qua, cứ đúng 11 giờ trưa thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, “Bếp cơm nghĩa tình” của gia đình bà Nguyễn Thị Xuân (72 tuổi) tại đường Phan Chu Trinh, phường Lái Thiêu, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương lại bắt đầu mở cửa đón khách.

Để thực hiện bữa cơm 0 đồng cho hơn 600 suất ăn, gia đình đã bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, trang bị bàn ghế và thuê mặt bằng.

Khách tới ăn tại "Bếp cơm nghĩa tình" chủ yếu là người lớn tuổi, trẻ em nhà nghèo, người bán vé số, phụ hồ, chạy xe ôm... Dù đông đúc nhưng tất cả đều xếp hàng ngay ngắn chờ nhận từng khay cơm, không có cảnh chen lấn, xô đẩy.

Riêng với những người lớn tuổi, người đi lại khó khăn sẽ được các thành viên tại quán phục vụ tận bàn. Ăn xong có trà đá mát lạnh, thỉnh thoảng có trái cây tráng ệng.

“Bếp cơm nghĩa tình” của gia đình bà Nguyễn Thị Xuân (72 tuổi) tại đường Phan Chu Trinh, phường Lái Thiêu, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương

Thực đơn của bếp cũng sẽ được thay đổi mỗi ngày. Tuy 0 đồng, những mỗi khay cơm rất chất lượng với các món mặn luân phiên từng ngày như gà kho, xíu mại, thịt kho đậu hủ, thịt kho tôm... đi kèm các món rau, canh...

Biết đến bếp ăn nghĩa tình trong 1 lần đi nhặt ve chai, bà Nguyễn Thị Giấc (80 tuổi, ngụ phường Lái Thiêu) dần trở thành “khách quên” của quán. Thu nhập của bà 1 ngày cũng chỉ vài chục ngàn đồng, có khi không có, nên bữa ăn 0 đồng giúp bà giảm đi 1 phần gánh nặng về chi phí sinh hoạt hằng ngày.

“Tui ăn ở đây 3, 4 lần rồi, cơm ăn ngon, bữa nào cũng có gà, thịt gà, rồi đồ xào, nãy ăn chao ngon ghê, nước mắm cũng rất ngon", bà Giấc nói.

Dù đông đúc nhưng tất cả đều xếp hàng ngay ngắn chờ nhận từng khay cơm, không có cảnh chen lấn, xô đẩy

Hơn 2 tuần nay, trưa nào chị Nguyễn Thị Ngọc (37 tuổi, quê Vĩnh Long) cũng cùng 3 đứa con nhỏ đến ăn cơm tại đây. Theo chị Ngọc, chồng chị  làm thợ hồ nhưng đang thất nghiệp mấy bữa nay, còn chị làm đúc chậu nhưng công việc cũng bấp bênh.

Do đó, có bữa ăn 0 đồng đã giúp cho vợ chồng chị bớt được 1 phần chi phí, để mua sữa cho con nhỏ. Chị mong bếp ăn này tiếp tục được duy trì để giúp đỡ cho nhiều người khó khăn. Chị Ngọc cho biết, chồng chị đi làm hồ nhưng thất nghiệp mấy bữa nay.

PV: Thường mỗi buỗi trưa thì gia đình chị hết bao nhiêu tiền?

Chị Ngọc: Ăn tiết kiệm lắm cũng 50.000 60.000, tại con chị đông. Chị đi làm về nên chị chở mấy đứa nhỏ đi ăn luôn. Tuần cũng tiết kiệm được 1 ít mua sữa cho em bé. Mong muốn thì chủ sẽ làm ăn phát đạt để tiếp tục duy trì để người dân đỡ khổ…

Bữa ăn 0 đồng đã giúp được cho rất nhiều gia đình bớt thêm chi phí

Cũng đi làm thợ hồ như chồng chị Ngọc, anh Hùng (quê Trà Vinh) rất vui mừng từ khi có bữa cơm 0 đồng. Anh Hùng chia sẻ, tuy là 0 đồng nhưng mỗi khay cơm đều rất sạch sẽ, chất lượng và đươc phục vụ chu đáo.

PV: Anh đến đây ăn mấy lần rồi.

Anh Hùng: Nhiều lần rồi, tui đi làm hồ.

PV: Thường thì bữa cơm của anh phải tốn bao nhiêu.

Anh Hùng: 3 chục, như hoàn cảnh nghèo rồi xa quê xa xứ lên đây làm mà thấy được vậy là quá tốt luôn.

PV: Anh thấy cơm ngon không.

Anh Hùng: Rất ngon, quán đổi món liên tục, nào là thịt, gà, tôm…

Để chuẩn bị hàng trăm suất cơm ễn phí, các thành viên trong gia đình bà Xuân phải đi chợ mua nguyên liệu từ 4 giờ sáng và tiến hành sơ chế, nấu nướng từ 5 giờ 30 phút. Thấy hoạt động ý nghĩa nên 1 số người dân và các thành viên Hội Chữ thập đỏ phường Lái Thiêu đã đến quán để phụ múc cơm, bưng bê: 

"Trong hoàn cảnh lúc này thì mình thấy cái mô hình này rất ý nghĩa trong hoạt động phục vụ cộng đồng xã hội. Thì nếu mà mọi người thấy ý nghĩa thì nếu mình có khả năng thì mình có thể ủng hộ, hay mình góp 1 chút công sức để mình có thể lan tỏa tinh thần này trong cộng đồng”.

Tuy là 0 đồng nhưng mỗi khay cơm đều rất sạch sẽ, chất lượng và đươc phục vụ chu đáo

Theo bà Xuân, gia đình bà phải đầu tư khoảng 1 tỉ đồng để sửa chữa xây mới mặt bằng... mỗi tháng gia đình cũng phải trả 10 triệu tiền thuê mặt bằng kế bên để người dân có chỗ rộng rãi ngồi ăn. Ngoài ra, để chuẩn bị số lượng hơn 600 phần cơm ễn phí, phía gia đình cho biết đã phải chi 10 triệu đồng mỗi ngày. Dù kinh phí để duy trì bếp không hề nhỏ nhưng gia đình không nhận tiền ủng hộ từ cộng đồng.

Với tâm niệm “cho đi là còn mãi”, mỗi thành viên trong gia đình của bà Xuân luôn cố gắng làm tốt nhất công việc của mình mỗi ngày, để những phần cơm đưa đến tay bà con luôn được chất lượng nhất. Khi được hỏi về việc duy trì quán cơm, bà Xuân tâm sự, gia đình không hứa sẽ phát triển quán cơm được bao lâu nhưng chắc chắn còn duyên, còn kinh phí quán sẽ còn tiếp tục hoạt động.

“Thì cũng rất vui mừng, hoan hỷ vì mình cũng đủ cái duyên rồi, giúp được bà con tới đâu hay tới đó. Nhiều người thì có hỏi là làm bếp cơm này được khoảng bao lâu.? Tôi nói giờ hết duyên thì hết làm, còn duyên thì cứ làm, còn duyên còn tiền thì cứ việc làm”.