“Chạm mây” và những người “dệt” ước mơ đi học cho trẻ em khuyết tật

Trẻ em khuyết tật ở nước ta gặp phải 3 rào cản lớn để đến trường, bao gồm: Chi phí sinh hoạt, chi phí học tập và mặc cảm tư duy. Nhiều gia đình nghèo, có trẻ em cơ nhỡ đã phải lựa chọn cho con bỏ học.

Trong bối cảnh đó, nhiều lớp học tình thương ễn phí đã được mở để dạy văn hóa và hướng nghiệp cho các em. Tuy nhiên, dạy học cho trẻ khuyết tật có những đặc thù, rất cần các tình nguyện viên trợ giảng hoặc đứng lớp cùng, đồng hành với học sinh.

Đó cũng là lý do dự án “Chạm mây” ra đời với các thành viên đều là những người trẻ, những sinh viên năng động và giàu lòng nhân ái. 

Tình nguyện viên dự án 'Chạm mây' trợ giảng và giúp quản lý lớp học tình thương của bà giáo Côi ở Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hàng ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu, hai bà cháu bà Xuân lại bắt xe buýt nối 3 chuyến từ Thuận Thành, Bắc Ninh đến phố Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội để tham dự lớp học tình thương của bà giáo Nguyễn Thị Côi.

Từ năm lên 4 tuổi, Huyền, cháu của bà bị chậm phát triển và gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức tiểu học như chúng bạn. Sau khi đi nhiều trung tâm nhờ trợ giúp mà không tiến triển nhiều, bà quyết định tìm tới lớp học này: “Vào đây, cô giáo rèn cho cháu đọc và viết. Lớp cô giáo Côi dạy, cô có lòng từ thiện, tuổi cao mà rất nhiệt tình dạy dỗ các cháu. Vào lớp này, tôi thấy đa số các cháu ngoan, không thấy nghịch gì cả”.

Trong khi đó, chăm chú theo dõi tiết học buổi sáng đầu tuần của cháu mình, bà Lê Thị Liên (cư trú tại khu vực hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) rất cảm kích trước tấm lòng của cô giáo Côi cùng các tình nguyện viên trợ giảng thuộc dự án “Chạm mây”.

Cháu bà năm nay 17 tuổi, nhưng nhận thức chỉ được 50% so với người thường: “Cháu đến đây tô chữ, thỉnh thoảng được cô gọi lên đọc bảng chữ cái. Cháu có nhớ số 1 chữ, còn 2 chữ thì đôi khi không thuộc. Tôi cho cháu đến đây đại khái là giúp được phần nào đó việc giao lưu, giao tiếp, học hành cơ bản biết các chữ A, B, C. Lớp học nhiệt tình với các cháu lắm”.

Các học sinh ở đây phần lớn là trẻ em khuyết tật, cơ nhỡ, khả năng nhận thức giới hạn, cần nhiều công sức để giáo dục từ những thứ cơ bản nhất.

Trợ giảng cho bà giáo Côi là Lê Đình Thắng, sinh viên khoa Toán, trường Đại học sư phạm Hà Nội, trưởng ban chuyên môn của Dự án “Chạm mây”. Nếu tại các lớp học, thầy cô giáo dạy chính không bận thì các tình nguyện viên sẽ trợ giảng, duy trì trật tự trong lớp. Còn ngược lại, họ cũng có thể đứng lớp để giảng dạy một số môn học văn hóa cho học sinh:

“Sau một khoảng thời gian tìm hiểu, chúng em có thể phân loại ra từng khối lượng kiến thức, phương pháp dành riêng từng bạn. Vì có những bạn khiếm khuyết tư duy nặng hơn, chỉ làm bài tập, luyện chữ cơ bản. Còn thời gian phần lớn để tương tác với các bạn khác.

Còn một số bạn thể chất bị bệnh hiểm nghèo, gặp khó khăn thị giác, nhìn không rõ, xác định sai lệch khoảng cách con chữ. Nhưng các bạn đều rất cố gắng trong từng bài tập, bài làm của mình. Các cô giáo cũng rất khuyến khích trong việc động viên, khen thưởng các bạn bằng quà bánh và kẹo”.

Bà Lê Thị Liên và cháu (ở Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội) cảm kích trước tấm lòng của thầy cô giáo tại các cơ sở giáo dục ễn phí, giàu lòng nhân ái như thế này.

Theo Hà Minh Đức, sáng lập viên dự án “Chạm mây”, lớp học tình thương của bà giáo Côi là một trong ba lớp học dự án đang đồng hành hỗ trợ cùng giáo viên và học sinh. Với khoảng 20 thành viên và 10 tình nguyện viên, dự án đang giúp đỡ gần 100 trẻ em khuyết tật được tiếp cận với giáo dục tại Hà Nội.

Hà Minh Đức chia sẻ, hiện nay, đa số các tổ chức thiện nguyện giáo dục đang tập trung tác động lên các khu vực thuộc vùng cao, ền núi... Định kiến “vùng sâu vùng xa, đói nghèo, lạc hậu” vô tình “bỏ quên” thực trạng này cũng đang diễn ra tại các tỉnh đồng bằng. “Chạm mây” ra đời với mục tiêu giúp đỡ tối đa trẻ em khó khăn ở tất cả vùng ền:

“Về ý tưởng Chạm mây, cái tên này có ý nghĩa: mang giáo dục đến với tất cả mọi người, mang ước mơ chạm vào mây trắng đến với các em nhỏ chưa được đi học. Sau quá trình tìm hiểu, Chạm mây thấy rằng có rất nhiều  lớp học thiện nguyện đang có sẵn. Nhưng sức của họ còn thiếu giáo viên, hoặc lớp học đông quá chưa quản lý được, Chạm mây sẵn sàng hỗ trợ họ quản lý, dạy học, trợ giảng, để các giáo viên dạy học tốt hơn”.

Lớp học của bà giáo Nguyễn Thị Côi là một trong ba lớp học tình thương mà dự án 'Chạm mây' đang hỗ trợ tình nguyện viên.

Theo bà giáo Nguyễn Thị Côi, đã dạy lớp học tình thương 20 năm nay, sự xuất hiện của các tình nguyện viên trẻ tuổi cũng giúp đỡ cho bà phần nào sự vất vả: “Ở đây, các em đến để thực tập, đồng thời hỗ trợ kèm cặp cho các em cá biệt. Ở lớp, chúng tôi dạy từng em một, không đại trà như phổ thông, dạy là phải học, đọc và làm được. Như em Việt rất ngổ ngáo, bố mất sớm, mẹ không bảo được, bị tăng động toàn đánh nhau. Nhưng dần dần mình dần dần dùng tình cảm phân tích cái đúng, cái sai, giảm bớt sai sót, hung hăng. Từ đó, trở thành đứa học trò ngoan, học được, viết được, bây giờ đi làm rồi, mỗi tháng 7 triệu”.

Phùng Bảo Châm, ban đối ngoại của Dự án “Chạm mây”, cho biết: thời gian tới, dự án sẽ mở rộng hỗ trợ các lớp học ở ngoài Hà Nội, cụ thể là ền Trung và ền Nam.

Sáng lập dự án 'Chạm mây' Hà Minh Đức (áo đen) và Lê Đình Thắng, trưởng ban chuyên môn dự án cho biết, dự án hướng tới mọi trẻ em khó khăn, không chỉ ở ền núi, vùng sâu vùng xa mà cả ở đồng bằng.

Các thành viên khi tham gia hoạt động thiện nguyện có thể nâng cao thêm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian. Đặc biệt là cảm nhận sâu sắc về ý nghĩa của sự cho đi, thêm đồng cảm và yêu thương những mảnh đời kém may mắn.

“Chạm mây, chạm vào ước mơ đi học” – Đó cũng là mong muốn của các tình nguyện viên trẻ tuổi, “những người dệt mây”, những người đồng hành cùng các bé, “dệt” nên tương lai cho các em thông qua con đường giáo dục.

Thông điệp của nhóm là 'mang giáo dục đến với tất cả mọi người, mang ước mơ chạm vào mây trắng đến với các em nhỏ chưa được đi học'.

Các bạn thân mến.

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: thienlyhuutinhfm91@gmail.com.

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS) rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.