Cần quy định điều luật chặt chẽ để phòng tránh sự vụ như SCB

Nghị trường chiều nay nóng lên khi cho ý kiến lần 2 với dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với nhiều ý kiến khác nhau trong quy định các phương án can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt đối với các ngân hàng thua lỗ.

# Thị trường chứng khoán lao dốc rất mạnh vào cuối phiên 23/11, khiến VN-Index rớt 25 điểm về 1.088 điểm. Đáng chú ý, 30 mã trên sàn HoSE giảm kịch sàn, tập trung ở nhóm chứng khoán và bất động sản.

Ảnh nh họa

Theo SSI Reseach, VN-Index giao dịch quanh giá tham chiếu trong phần lớn thời gian, nhưng bất ngờ lao dốc cuối phiên, đặc biệt là trong phiên ATC. Thanh khoản khớp lệnh ở mức khá cao, đạt 19.158 tỷ đồng.

# Trong tờ trình gửi Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính đã bác đề xuất đưa linh kiện, phụ tùng ô tô vào diện hưởng thuế 0%.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng báo cáo Chính phủ không giảm điều kiện về sản lượng của chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô. 

# Sau khi sụt giảm nghiêm trọng trong nửa đầu năm, kim ngạch đều dưới 30 tỷ USD/tháng, 4 tháng liên tiếp gần đây, xuất khẩu dần cải thiện, đưa kim ngạch xuất khẩu đều vượt 30 tỷ USD/tháng. 

Một thống kê tích cực khác là Việt Nam hiện nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào hệ thống của Walmart toàn cầu. 

# Một thông tin liên quan đến các ngân hàng: Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nói lãi vay còn cao nhưng lãnh đạo một số ngân hàng khẳng định cho vay lãi suất từ 6,3%/năm là rất thấp và không còn dư địa để giảm thêm. 

Còn Công ty CP Thanh toán Quốc gia VN (NAPAS) cho biết, năm 2023 là năm có số lượng giao dịch rút tiền trên ATM giảm sâu hơn so mức giảm của các năm trước, chỉ chiếm 3,6% tổng số giao dịch của toàn hệ thống. 

Ảnh nh họa

# Với thị trường xăng-dầu: Trong lần đầu điều chỉnh theo lịch mới (vào thứ Năm hàng tuần) giá xăng-dầu đồng loạt giảm từ 500-600đ từ chiều nay. Cụ thể, giá mới của mỗi lít xăng RON95 là 23.020, xăng E5 là 21.690, dầu diesel là 20.280. 

# Ngân hàng Trung ương Singapore cho biết, nước này sẽ thí điểm phát hành trực tiếp và sử dụng tiền kỹ thuật số bán buôn của Ngân hàng Trung ương vào năm tới. 

Còn theo Reters, Nhân dân tệ trở thành đồng tiền tài trợ lớn thứ hai thế giới, do lãi suất ở Trung Quốc thấp hơn so với phương Tây đã khiến các doanh nghiệp đổ xô đến thị trường lớn nhất châu Á này. 

# Bộ Năng lượng Nga cho biết, đã dỡ bỏ các hạn chế đối với XK xăng. lý do là nhờ việc duy trì sản lượng lọc dầu ở mức cao trong hai tháng qua giúp nguồn cung trong nước đảm bảo và giá bán buôn giảm. 

Và theo thống kê, giá dầu thô đã giảm gần 20% từ tháng 9, khiến các nước sản xuất dầu lớn có thể cân nhắc siết thêm nguồn cung trong cuộc họp tuần này. 

Cần quy định điều luật chặt chẽ để phòng tránh sự vụ như SCB

Nghị trường chiều nay nóng lên khi cho ý kiến lần 2 với dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với nhiều ý kiến khác nhau trong quy định các phương án can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt đối với các ngân hàng thua lỗ. Các đại biểu cho rằng cần quy định điều luật chặt chẽ đề phòng tránh những sự vụ tương tự SCB.

Ảnh nh họa 

Hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại ngân hàng SCB đòi hỏi phải chấm dứt tình trạng sở hữu chéo các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Nhiều ý kiến cho rằng, sở hữu chéo, chi phối, thao túng là các thủ thuật rất tinh vi, vô hình và và thường xuyên biến đổi.

Do đó việc giải quyết hậu quả sau đó cũng cần phải được quy định rõ trong luật cũng như cần có các quy định về can thiệp sớm kịp thời. Trong trường hợp lỗ lũy kế và rút tiền hàng loạt, dự thảo cũng đưa ra hai phương án can thiệp sớm. Phương án 1, giữ quy định tổ chức tín dụng được can thiệp sớm chỉ căn cứ vào lỗ lũy kế là 15%, không kết hợp thêm các điều kiện khác để tránh trường hợp các tổ chức này có thể có lỗ lũy kế cao nhưng không được cảnh báo, xử lý kịp thời. Phương án 2, kết hợp tiêu chí lỗ lũy kế và tiêu chí vi phạm tỉ lệ bảo đảm an toàn,

Đại biểu Phạm Văn Hoà – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp thống nhất với phương án 2 được Chính phủ trình. Theo ông điều quan trọng là: "Việc can thiệp sớm đề nghị Ngân hàng quan tâm nhiều hơn chứ không phải chủ quan. Đã làm như vậy phải thường xuyên theo dõi cốt lõi nếu phát hiện TCTD mà không đáp ứng được yêu cầu quy định của ngân hàng thì ngân hàng phải đề xuất đi vào kiểm tra giám sát, thậm chí là kiểm soát đặc biệt với các tổ chức này"

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Phạm Đức Ấn – Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng phương án 2 là cách tiếp cận từ an toàn vốn. Đây là cách tiếp cận hợp lý vì khi bị lỗ luỹ kế thì TCTD có thể sẽ được cổ đông hoặc chủ sở hữu tăng thêm vốn hoặc là TCTD có thể cơ cấu lại các khoản đầu tư của mình để giải quyết được vấn đề lỗ luỹ kế đó. Vì vậy chưa nhất thiết áp dụng can thiệp sớm: "Với nội dung này tôi thấy dung hoà cả hai phương án là khi TCTD lỗ luỹ kế lớn hơn 15% giá trị vốn điều lệ, quỹ dự trữ và không có phương án khả thi khắc phục lỗ luỹ kế được NHNN chấp nhận thì sẽ thuộc đối tượng can thiệp sớm. Ngoài ra phương án 1 cũng bỏ quy định TCTD bị rút tiền hàng loạt và chuyển sang đây là đối tượng kiểm soát đặc biệt. Còn phương án 2 thì cho rằng đây là đối tượng để can thiệp sớm".

Về các biện pháp kiểm soát đặc biệt ngân hàng cũng được thiết kế 2 phương án. Phương án 1, ngân hàng được đặt ngay vào diện bị kiểm soát đặc biệt khi có lỗ lũy kế lớn hơn 100% giá trị của vốn điều lệ và quỹ dự trữ; hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà ngân hàng không khắc phục được tình trạng cần can thiệp sớm hoặc Ngân hàng Nhà nước xét thấy tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng phục hồi theo phương án khắc phục; tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản. Phương án 2 là giữ quy định Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định các trường hợp đặt vào kiểm soát đặc biệt.

Đại biểu Trịnh Xuân An – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng quy định can thiệp sớm ở chương 9 và kiểm soát đặc biệt chuyển giao bắt buộc ở chương 10 là hai chương rất quan trọng. Tuy không mong muốn áp dụng nhưng khi đã quy định cần phải đảm bảo tính khả thi và cụ thể: "Tôi đề nghị cần làm rõ ranh giới can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt. Thực tế việc chuyển đổi giữa can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt rất nhanh có thể chỉ trong vài ngày thôi, cho nên cần phải rà soát làm rõ ranh giới. Điều 156 tôi đề nghị kết hợp hai phương án. Về kiểm soát đặc biệt tại Điều 162 tôi chưa nghiêng về phương án nào cả. Tôi đề nghị thống nhất 1 quy định là các tiêu chí nào để đưa vào trường hợp kiểm soát đặc biệt thì quy định cho rõ"

Còn đại biểu Tạ Văn Hạ - đoàn Quảng Nam nghiêng về phương án 1 vì trường hợp kiểm soát đặc biệt cần thực hiện kịp thời. Tuy nhiên ông cũng đề nghị cần có thêm quy định nâng cao vai trò của bảo hiểm tiền gửi để tham gia kiểm soát hỗ trợ các TCTD khi thuộc diện kiểm soát đặc biệt: "Thực tế bảo hiểm tiền gửi bảo vệ tiền gửi cá nhân tại ngân hàng. Mà các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tạo đc tâm lý yên tâm cho khách hàng cũng như thúc đẩy huy đôgj vốn và ngăn chặn rút tiền đột biến. bảo hiểm tiền gửi cũng là công cụ hữu hiệu trong việc duy trì an toàn hệ thống. Cho nên qua theo dõi thực tế hiện nay đóng phí bảo hiểm tiền gửi nhiều nhưng trong quá trình hoạt động gặp vấn đề thì chưa thấy vai trò của bên bảo hiểm tiền gửi trong việc giải quyết vấn đề này"

Giải trình và tiếp thu ý kiến các đại biểu, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết vấn đề can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt còn những phương án khác nhau. Đây là vấn đề lớn cần có thời gian nghiên cứu xem xét: "Liên quan đến can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt là những vấn đề lớn quy định để mà khi các TCTD có vấn đề thì có cơ sở pháp lý để thực hiện. Trong quá trình vừa qua chúng tôi xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng hay ngân hàng yếu kém, hay xử lý SCB, trong quá trình tham vấn tất cả đều nêu rằng giải pháp này quy định điều nào khoản nào trong luật. Nên chúng tôi nhận thức trong luật không quy định thì rất khó có cơ sở thực hiện"

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với vai trò rất quan trọng của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đối với nền tài chính quốc gia, chất lượng của dự án Luật là vấn đề phải được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, việc Quốc hội xem xét, chưa thông qua dự thảo luật này tại Kỳ họp thứ 6, mà sẽ xem xét, thông qua tại kỳ họp sau để các cơ quan có đủ thời gian nghiên cứu rà soát, kỹ lưỡng, thận trọng dự thảo Luật.