Bước chuyển mình của giao thông công cộng

Kể từ khi chính thức đưa vào khai thác vận hành, tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông và xe buýt điện đã đánh dấu cột mốc chuyển mình của giao thông công cộng Thủ đô.

Không chỉ góp phần nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng, hai phương tiện này còn góp phần không nhỏ vào việc giảm ô nhiễm môi trường, giảm lượng khí thải cho thủ đô Hà Nội.

Theo trải nghiệm của PV VOV Giao thông trên tàu điện thì ghế trong mỗi toa tàu sử dụng vật liệu composite có độ bền cao, tránh được cảm giác lạnh vào mùa đông. Dãy ghế được bố trí dọc theo toa, dưới cửa sổ.

Tại hai đầu của mỗi toa có hai dãy ghế dành riêng cho phụ nữ mang thai, người tàn tật. Tại hai đầu của toa xe có động lực sẽ bố trí khu vực dành cho xe lăn…

Màu sắc chủ đạo của nội thất là ghi sáng, các tấm ốp đầu ghế, tay vịn cho khách hàng đứng trên toa sử dụng màu xanh lá cây. Có thể thấy với những trang bị hiện đại, sang trọng này đã chiếm cảm tình từ hành khách.

Tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông đã vận hành an toàn được 431 ngày và gần 9,4 triệu lượt hành khách sử dụng loại phương tiện này

Cũng trong ngày đầu năm mới, chia sẻ với VOV Giao thông, ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, việc đưa các đoàn tàu Metro vào hoạt động không chỉ nâng cao năng lực vận tải hàng khách mà giúp loại bỏ bớt tình trạng thải ra khí độc gây hiệu ứng nhà kính và các tác ảnh hưởng tiêu cực khác đến môi trường:

"Qua một năm vận hành Cát Linh – Hà Đông người dân đã cảm nhận được tác dụng của việc chúng ta chuyển từ sử dụng phương tiện truyền thống sang các phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch như CNG, sử dụng điện.

Đây vừa là xu hướng của thế giới đồng thời cũng là 1 trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển văn nh của thế giới nói chung và Việt Nam không nằm ngoài bối cảnh chung đó. Đặc biệt là những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm phát thải."

Tính đến thời điểm ngày 10.1.2023 tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông đã vận hành an toàn được 431 ngày và gần 9,4 triệu lượt hành khách sử dụng loại phương tiện này. Qua đó càng chứng tỏ sự ủng hộ của người dân đối với tàu điện và đây cũng là nguồn động lực to lớn để đội ngũ nhân viên Metro xây dựng, phát triển trong năm 2023.

Tạm rời chuyến tàu điện, kể từ khi chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 12 năm 2021, những chiếc xe buýt điện Vinbus cũng đang góp phần thay đổi bộ mặt giao thông công cộng của thủ đô. 

Đầu tiên khi bước vào xe buýt điện, có thể dễ dàng nhận thấy là lhông gian của chiếc xe này rất rộng, ước tính có thể chưa từ 16 tới 40 người mà không hề chật chội. Ngoài ra, phần tay vịn, ghế ngồi đều được tinh chỉnh mang lại cảm giác thoải mái nhất cho người ngồi. Cùng với đó, trên xe bus điện cũng được trang bị nhiều tính năng hiện đại  như Wifi ễn phí, hệ thống màn hình thông tin giải trí, USB sạc điện,….

Nguyễn Quốc Thái, sinh viên năm 2 chia sẻ cảm nhận về xe buýt điện: "Buýt điện là một phương tiện vận tải hành khách mới. Hiện nay thì em thấy sử dụng giao thông công cộng thông nh là xu hướng mới, hiện đại và dĩ nhiên là các bạn trẻ như em rất đón nhận loại hình này. Em cũng hiểu được sử dụng xe buýt điện góp phần bảo vệ ô nhiễm môi trường."

Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái VinBus đã đưa 9 tuyến buýt điện vào khai thác, được đông đảo nhân dân Thủ đô đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Ảnh: VinBus

Không chỉ người dân ghi nhận về sự chuyển mình của giao thông công cộng khi các loại hình xe điện được sử dụng, Chuyên gia giao thông Tiến sĩ Phan Lê Bình cũng chia sẻ rằng, các phương tiện công cộng sử dụng điện đã đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Hà Nội hướng tới giao thông thông xanh, thân thiện với môi trường:

"Hệ thống xe buýt chạy bằng điện tạo nên hình ảnh hiếu khách, niềm nở cũng được người dân  hưởng ứng và đón nhận nhiều. Còn về nhìn chung thì đội xe buýt của Hà Nội có tuổi đời xe tương đối trẻ, theo thống kê tuổi đời xe chỉ khoảng 4 tuổi rưỡi như vậy là tương đối  mới.

Tuy nhiên nếu để so sánh với xe buýt điện rõ ràng khó so sánh vì dù sao xe buýt chạy bằng dầu diesel không thể tránh khỏi lượng khí thải ra môi trường. Việc phát triển thêm xe buýt điện cũng giúp cho môi trường xanh sạch đẹp, giảm phát thải."

Và không chỉ Tiến sĩ Bình, Chuyên gia môi trường Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng cũng nhận định, việc đưa các phương tiện vận tải công cộng sử dụng năng lượng điện vào khai thác là một việc giúp giảm lượng khí thải tại Hà Nội trong bối cảnh ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí đang diễn biến phức tạp do lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh,

"Chúng ta nhìn thấy một cái nét mới trong hệ thống giao thông công cộng đó là tuyến buýt điện và tàu trên cao Cát Linh – Hà Đông, được người dân ngày càng sử dụng vì tiện lợi, giảm ùn tắc. Tôi nghĩ đó là nét nên được khuyến khích phát triển trong thời gian sắp tới theo đúng lộ trình, chiến lược giao thông xanh mà Chính phủ đề ra", Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng nói.

Phát triển loại hình giao thông xanh là xu hướng hiện đại, hướng tới một tương lai xanh với bầu không khí trong lành, giảm ô nhiễm môi trường. Mong rằng trong năm 2023 chính quyền thủ đô sẽ triển khai thêm nhiều giải pháp để thúc đẩy và mở rộng loại hình giao thông xanh.