Bối rối phân loại rác

Chắc hẳn bây giờ, nhiều người, đặc biệt là những người sống ở đô thị, đã khá quen thuộc với khái niệm phân loại rác thải. Ở các chung cư đều có những thùng rác với màu sắc và ký hiệu khác nhau, để phân biệt rác hữu cơ, rác vô cơ, còn ngoài phố cũng có thùng rác riêng cho việc này…

Chúng ta đã có Luật Bảo vệ môi trường, và trong đó cũng có quy định rõ về rác thải sinh hoạt là như thế nào. Trong đó, được chia ra các loại như: rác có thể tái sử dụng (tái chế), rác thực phẩm và các loại rác sinh hoạt khác.

Việc tuyên truyền phân loại rác cũng đã được triển khai cách đây nhiều năm, khá rầm rộ, từ tivi, báo đài, tới loa phóng thanh tới tận từng ngõ xóm, hộ gia đình. Ấy thế nhưng, có vẻ như đến nay, câu chuyện phân loại rác thải cũng chẳng được mấy người quan tâm. Mặc dù những đơn vị như môi trường, vệ sinh đô thị vẫn cố gắng đưa ra những thông điệp về vấn đề này.

Những thùng rác trên phố vẫn đầy ăm ắp rác thải lẫn lộn, tràn cả ra ngoài, rơi xuống hè phố, nước thải cũng theo đó mà chảy lênh láng theo vết bánh xe kéo dài đến tận cuối phố. Khiến cả con phố, nơi có bãi tập kết rác thải lúc nào cũng trong tình trạng bốc mùi nồng nặc.

Tuyên truyền mạnh, dồn dập nhưng lại chỉ được thực hiện theo kiểu “tháng cao điểm”, giống như những hoạt động khác thường thấy, như: Tháng an toàn giao thông, tuần lễ vì sức khỏe cộng đồng, Ngày trái đất…

Hết sự kiện, lại ai về nhà nấy, việc ai nấy làm, chả mấy người quan tâm tới việc tiếp tục thực hành trong cuộc sống hằng ngày.

Trên các đường phố trung tâm Thủ đô, các thùng rác công cộng được đặt khá nhiều, nhưng nhiều nơi vẫn chỉ có một thùng rác duy nhất, vừa không đủ để người dân bỏ rác, khiến rác thải phải vứt luôn xuống vỉa hè, lòng đường, bên cạnh thùng rác đã đầy, còn không đảm bảo việc giúp người dân có thể phân loại rác thải

Ở chung cư, nơi tôi sinh sống, mỗi tầng có khoảng gần hai chục hộ, hai đầu dãy nhà có 2 phòng kỹ thuật, nơi để 2 thùng rác với 2 màu khác nhau, để nhận biết mà phân loại rác bỏ vào. Nhưng hầu như không mấy người quan tâm tới việc phân loại rác ngay từ nguồn, tức là tự hộ gia đình.

Hầu như tất cả rác thải sinh hoạt đều được cho vào chung một túi rác, rồi bỏ thẳng vào thùng. Thùng này đầy thì bỏ sang thùng còn lại. Cả hai thùng đầy thì vứt xuống bên cạnh, đến giờ thì các chị lao công đến thu gom. Lúc ấy thì dù có muốn, các chị lao công tòa nhà cũng chẳng thể phân loại nổi vì tất cả đã lẫn lộn, bới ra mà phân loại chắc mất cả ngày không xong.

Về cơ bản, thùng rác nơi tôi ở, cũng giống như các thùng chứa rác được đặt trên khắp đường phố, là không đủ sức chứa, nên lúc nào rác cũng bị vứt tràn ra ngoài, gây ô nhiễm không khí xung quanh.

Các thùng rác "thông nh" hiện nay khá phổ biến, nhưng lại không đủ để chứa rác cho cả một khu phố

Thỉnh thoảng xem phim nước ngoài, ở các chung cư người ta để rất nhiều thùng rác chứ không phải chỉ có 2 loại như ở ta. Thùng đựng chai lọ riêng; thùng đựng nilon, các loại rác tái chế riêng; thùng đựng rác sinh hoạt còn lại riêng; Hoặc thậm chí ở các hộ gia đình, mỗi hộ lại có thùng rác riêng của mình, thùng lớn như chúng ta vẫn thấy trên phố, và họ tự phân loại rác thải hằng ngày, đến giờ thì mang ra cho xe thu gom rác. Rất tiện lợi và văn nh.

Trở lại chuyện phân loại rác thải của chúng ta. Chắc hẳn, rất ít gia đình “đầu tư” 2-3 thùng rác khác nhau để phân loại rác thải, hầu hết chúng được bỏ chung vào một thùng rác rồi đem vứt khi đầy. Trong quan niệm “truyền thống” của người Việt, có lẽ, rác thải vẫn là một thứ gì đó không nên “coi trọng” vì chúng quá bẩn thỉu, có cơ hội là phải vứt ngay ra khỏi nhà…

Hằng ngày, đi ra đường, hình ảnh người lớn, trẻ nhỏ vô tư vứt rác thẳng xuống đường không phải là hiếm gặp. Từ người đi bộ tới người ngồi ô tô sang trọng. Người ta coi việc vứt rác ra nơi công cộng là chuyện bình thường, ễn đó không phải là nhà của mình. Chỉ cần nhà mình sạch là được, còn nơi khác, đã có… công nhân vệ sinh môi trường lo, hoặc tự nhiên phải gánh (?).

Người dân vẫn có thói quen vứt rác thẳng ra nơi công cộng, ễn là nhà mình sạch, còn nơi khác là việc của... thiên hạ

Còn nhớ cách đây vài ngày, khi gia đình tôi đi nghỉ mát ở Nha Trang, sáng sớm, hai bố con rủ nhau đi tắm biển, nhưng vừa bước xuống bãi biển ngay trung tâm thành phố đã vấp phải vô số rác thải, từ túi nilon, vỏ chai nước ngọt, vỏ chai bia, thùng xốp… nổi lềnh bềnh trên mặt nước, và ngập trên bãi cát. Tôi dừng việc tắm biển và rủ cậu con trai đi nhặt rác. Thấy vậy, cậu con tôi phản đối, bảo: Thôi bố ạ, nhặt làm gì, mình có nhặt cũng có giải quyết được vấn đề gì đâu?

Tôi bảo, mình cứ nhặt, đó là việc thấy nên làm thì làm, sao phải nghĩ đến chuyện khác? Sau một hồi thuyết phục thì con tôi cũng ễn cưỡng đi theo nhặt rác. Phải nói thêm là hằng ngày, chúng tôi đều dạy con giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng, không bao giờ vứt rác ra đường. Nhưng rõ ràng, vậy là chưa đủ.

Chúng ta chưa có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền toàn diện, đặc biệt là cho lớp trẻ - những đứa trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, đơn giản hơn là việc giữ gìn vệ sinh ngay tại gia đình mình, bằng cách phân biệt được đâu là rác tái chế, đâu là rác thải khác, và để đúng nơi quy định…

Sau mỗi một sự kiện diễn ra nơi công cộng, đường phố thường ngập rác thải của hàng vạn người đi chơi, xem sự kiện vứt xuống đường, tại chính nơi mình vừa ngồi thưởng thức những tiết mục văn hóa, nghệ thuật. Đến bao giờ, người Việt mới có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng?

Hãy dạy lớp trẻ trước, vì chúng tiếp thu rất nhanh và với môi trường xã hội văn nh hơn cha chú của chúng ngày xưa rất nhiều, thì phản xạ với điều này là không khó. Tuyên truyền là điều nên làm, nhưng cần giải quyết gốc rễ vấn đề, đó là giáo dục ý thức ngay từ khi một đứa trẻ bắt đầu có nhận thức.

Để khi lớn lên, chúng không còn bối rối trong việc phân loại rác thải, như người lớn chúng ta bây giờ…