Biến rác thải nông nghiệp thành túi xách thời thượng

Những tấm bạt lót ao tôm sau một khoảng thời gian sử dụng thường bị nông dân vứt đi. Sau một khoảng thời gian nghiên cứu, Dòng Dòng (thương hiệu thời trang) đã phối hợp cùng Giz đã tìm cách ‘hô biến’ rác thải nông nghiệp này thành những chiếc túi đeo chéo thời trang và thân thiện với môi trường.

Tối ngày 15/6, thương hiệu thời trang bền vững Dòng Dòng đã cho ra mắt bộ túi đeo chéo làm từ bạt nông nghiệp và bạt mái hiên tái chế.

Sau khi sử dụng một vài năm sử dụng, những tấm bạt lót ao tôm thường bị người dân đốt bỏ, hoặc đôi khi tái sử dụng để lót ao cá, che chuồng gà, phơi lúa… với dòng đời ngắn ngủi và hầu như không có giá trị sau khi bị vứt đi, một lượng lớn bạt cũ trở thành gánh nặng rác thải nông nghiệp tại các tỉnh ền Tây.

Khởi xướng từ sự đề xuất của GIZ (Tổ chức hợp tác quốc tế cung cấp các giải pháp để phát triển bền vững), sau một khoảng thời gian nghiên cứu, thương hiệu thời trang bền vững Dòng Dòng đã tìm cách thu gom, xử lý, vệ sinh và may thành những chiếc túi đeo chéo chống mưa, chống sốc và thân thiện với môi trường.

Những tấm bạt sau một khoảng thời gian sử dụng hầu như chỉ vứt đi thì Dòng Dòng đã tìm cách thu gom, xử lý, vệ sinh và may thành những chiếc túi đeo chéo chống mưa, chống sốc và thân thiện với môi trường.

Chia sẻ về dự án, chị Trần Kiều Anh, nhà sáng lập và CEO của Dòng Dòng cho biết: “Dòng Dòng rất vui mừng khi GIZ giúp chúng tôi kết nối với các trại tôm và tạo cơ hội tận dụng nguồn bạt cũ này để làm nên những sản phẩm đẹp và có ý nghĩa.

Và những ‘túi tôm’ và ‘túi tép’ nó chỉ là sự khởi đầu và Dòng Dòng đã có những kế hoạch lâu dài hơn để làm sao mình có thể tái chế được những tấm bạt này một cách hiệu quả hơn, áp dụng công nghệ nhiều hơn nữa để cho ra thêm nhiều sản phẩm không chỉ là những túi đeo chéo này thôi”.

Tối ngày 15/06, bộ túi đeo chéo làm từ bạt nông nghiệp và bạt mái hiên tái chế đã chính thức ra mắt, từ đây mở ra một ‘câu chuyện mới’, một ‘vòng đời mới’ cho rác thải nông nghiệp hiện nay.

Không chỉ là túi đeo chéo, những tấm bạt nuôi tôm giờ đây đã được ‘hóa’ thành các sản phẩm thời trang với mẫu mã đang dạng, bắt mắt…
Sự kiện thu hút nhiều người tìm hiểu về những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Không chỉ người Việt Nam mà cả những du khách nước ngoài cũng quan tâm đến các sản phẩm làm từ bạt tôm
Trần Kiều Anh, nhà sáng lập và CEO của Dòng Dòng cho rằng đây chỉ là sự khởi đầu và chị cũng như các ‘cộng sự’ của mình đã có những kế hoạch lâu dài hơn với các sản phẩm làm từ bạt tôm này.
Hy vọng với những sản phẩm được tái chế từ rác thải nông nghiệp sẽ phần nào nâng cao nhận thức của người dân, từ đó làm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở khu vực đồng bằng sông Mê Kông.