Bất lực trước dòng người ngoan cố, bất chấp nguy hiểm vượt rào chắn đường sắt

VOVGT-Bất chấp nỗ lực của các cơ quan chức năng suốt nhiều năm qua, tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn diễn ra như "cơm bữa"...

Your browser doesn't support video.
Please download the file: video/mp4 video/webm
Những pha trêu ngươi tàu hỏa ở Hà Nội (Nguồn: Báo Giao thông)

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng khiến dư luận không khỏi lo ngại về sự an toàn giao thông của ngành đường sắt. Có thể thấy, tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường sắt đang diễn ra như "cơm bữa” trên địa bàn TP Hà Nội.

>>> Vi phạm hành lang an toàn đường sắt ở Hà Nội phức tạp nhất cả nước

Theo thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho thấy, đến năm 2018, thành phố Hà Nội tồn tại gần 1.200 điểm vi phạm hành lang ATGT đường sắt. Mặc dù đã được cảnh báo nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngành chức năng của thành phố cũng đã tăng cường các giải pháp giảm thiểu rủi ro, nhưng tai nạn giao thông đường sắt vẫn gia tăng đáng kể.

Trước cổng Bệnh viện Bạch Mai mỗi khi có tàu chuẩn bị đến, nhân viên tại các trạm chắn luôn bật chuông cảnh báo, đồng thời kéo hàng rào chắn không cho các phương tiện chạy cắt ngang (Nguồn: ĐS&PL)
Tại trạm chắn Trường Chinh - Ngã tư Vọng, xe cộ lũ lượt vượt rào kể cả khi lái tàu liên tục kéo còi báo hiệu từ rất xa (Nguồn: ĐS&PL)
----
Quán trà đá được mở ra chỉ cách đường ray tàu chưa đến một bước chân, nhiều người vô tư uống nước trên đường ray (Nguồn: ĐS&PL)
Nhiều hộ dân sinh sống hai bên đường tàu từ ga Giáp Bát đến ga Hà Nội thường biến khu vực hành lang an toàn giao thông đường sắt thành nơi sản xuất, sinh hoạt (Nguồn: Báo Nhân dân)
Thậm chí nhiều trường hợp còn cố tình dừng, đỗ ngay trong hành lang đường sắt khi tàu đến (Nguồn: KTĐT)
Tàu qua khu Nhà Dầu (Khâm Thiên, Hà Nội) như đi trên vỉa hè (Nguồn: Báo Giao thông)
Rửa rau, thả gà trên đường ray cũng là những nét sinh hoạt hàng ngày tại xóm đường tàu
Thực tế cho thấy nhiều người vẫn cố chen lên để vượt rào chắn, bất chấp lời nhắc nhở của nhân viên trực tại trạm (Nguồn: ĐS&PL)
Nhân viên gác chắn cũng phải bất lực trước dòng người ngoan cố, bất chấp nguy hiểm để cố vượt qua hành lang an toàn đường sắt (Nguồn: ĐS&PL)
Tai nạn giao thông đường sắt khi xảy ra thường để lại hậu quả hết sức nặng nề và thương tâm. Bởi vậy, vấn đề quan trọng hàng đầu là tăng cường các biện pháp phòng ngừa, cảnh báo. 
 
Đồng thời, muốn kéo giảm vi phạm và tai nạn giao thông đường sắt thì rất cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, ngành, cơ quan chức năng và nhất là ý thức tự giác của người tham gia giao thông.