Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Nên hay không?

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường – Đề xuất này của Bộ Tài chính đang được dư luận đặc biệt quan tâm bởi tính khả thi của sắc thuế và sự tác động của nó tới các ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất trong nước?

Thông tin trong nước và quốc tế

Ảnh nh họa. (Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ)

# Cục Thuế TP. Hà Nội vừa khẳng định, nếu sử dụng hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền, doanh nghiệp và hộ kinh doanh được xuất hóa đơn 24/7 khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 

# Còn NHNN chi nhánh TPHCM vừa yêu cầu cơ quan chắc năng Xử lý nghiêm tình trạng mua, bán ngoại tệ bất hợp pháp, nhiều nhất là các DN kinh doanh vàng. 

# Ở lĩnh vực XNK, đơn hàng XK sụt giảm đáng kể đã kéo kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 2 tháng đầu năm chỉ đạt 68,2 tỷ USD, giảm 9,15 tỷ USD so với cùng kỳ 2022.

# Mới đây, UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch tổ chức diễn đàn, hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu giai đoạn 2023-2025, để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển XK của cả nước. 

# Trong khi đó, lĩnh vực BĐS vẫn đang có những diễn biến trái chiều. Tính đến giữa tháng 3, đất nền thứ cấp (mua đi bán lại) tại TP.HCM và các tỉnh ven giảm giá 10-25% so với đầu năm do nhà đầu tư gặp khó khăn tài chính xả hàng. 

# Ngược lại, theo Savills, BĐS nghỉ dưỡng của VN đang đón cơ hội phục hồi, hiện nhiều quỹ và NĐT nước ngoài vẫn đang quan tâm các sản phẩm đầu tư phù hợp tại VN. 

# 3 tháng đầu năm là quãng thời gian ảm đạm nhất đối với thị trường smartphone Việt, khi doanh số smartphone bán ra giảm tới mức 30-50%. 

# Trong khi đó, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam vừa kiến nghị xem xét chưa sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, để giúp các DN ổn định sản xuất kinh doanh. 

Ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ảnh: AFP

# Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết, vẫn còn quá sớm để thắt chặt chính sách tiền tệ thêm một lần nữa, sau 8 đợt tăng lãi suất kể từ tháng 3/2022. 

# Moody’s vừa tiếp tục dự báo, nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong năm nay, gia tăng sức ép đối với hệ thống ngân hàng.

# Theo Tổng thống Nga Putin, kinh tế nước này đã vượt qua những tác động tồi tệ nhất của các lệnh trừng phạt và sẽ tăng trưởng nhẹ trong năm nay. 

# Người phát ngôn Điện Kremlin cũng cho biết, ngành tài chính Nga sẽ ễn nhiễm với những tác động của cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ. 

# Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường – Đề xuất này của Bộ tài chính đang được dư luận đặc biệt quan tâm bởi tính khả thi của sắc thuế và sự tác động của nó tới các ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất trong nước? Và liệu chỉ một sắc thuế có đủ để giảm tỷ lệ thừa cân béo phì ở nước ta hay không? 

Ảnh nh họa

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Một trong những nội dung được dư luận quan tâm đó là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm là đồ uống có đường. Lý do đây là những thức uống gây bệnh thừa cân béo phì và việc đánh thuế để điều chỉnh lại hành vi tiêu dùng của người dân.

TS Hoàng Thị Mỹ Hạnh – Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế chia sẻ thêm về tác hại của việc lạm dụng đồ uống có đường tới sức khoẻ con người: "Sử dụng đồ uống có đường quá nhiều dễ dẫn đến các bệnh béo phì, đái tháo đường tuýp 2; và nó cũng có nguy cơ dẫn tới một số bệnh ung thư, tim mạch. Như vậy có thể thấy việc sử dụng đồ uống có đường quá nhiều như hiện nay sẽ dễ dẫn đến mắc các bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của các thế hệ tiếp theo ở VN nếu không có sự can thiệp kịp thời".

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cần xem xét kỹ về đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bởi hiện chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để chứng nh rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường sẽ giúp giảm tình trạng thừa cân béo phì.

Ông Đỗ Thái Vương, Phó Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại và truyền thống, Công ty Suntory Pepsico Việt Nam nhận định: "Hai mục tiêu mà Bộ Tài chính đưa ra để áp dụng mức thuế này là tác động tiêu cực cho sức khỏe của người dân và tăng thu ngân sách thì theo tôi chưa đạt được mục tiêu này".

Cùng với đó, nếu chỉ áp thuế đối với đồ uống có đường thì không chỉ không giúp cho việc giải quyết vấn đề thừa cân béo phì, mà còn tạo ra một chính sách thuế mang tính phân biệt.

Quan điểm của ông Nguyễn Văn Được – Uỷ viên Ban chấp hành Hội tư vấn thuế Việt Nam: "Việc điều chỉnh cần thiết nhưng phải dùng nhiều công cụ khác nhau chứ không phải mỗi công cụ thuế, tăng thuế TTDB chỉ là một phần đích đến của chúng ta. quan trọng chúng ta phải hướng tới làm sao trẻ em hiểu được là việc sử dụng nước ngọt nguy hại cho sức khoẻ như thế nào".

Đáng lo ngại là khái niệm “đồ uống có đường” có thể hiểu là tất cả sản phẩm dùng để uống và có đường như sữa và sản phẩm từ sữa, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em, dinh dưỡng cho bệnh nhân, sữa cho phụ nữ mang thai... Đây là mặt hàng rất thiết yếu, được dùng hằng ngày ở mọi gia đình.

Do đó, theo TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, một khi bị đánh thuế TTĐB sẽ đẩy giá các sản phẩm có lợi cho sức khỏe này tăng lên trong khi hiện nay nhiều người lao động thiếu việc làm, thu nhập giảm sẽ hạn chế tiêu dùng. Và vô hình chung có thể khiến người tiêu dùng “rẽ nhánh” lựa chọn sản phẩm không rõ nguồn gốc:

"Nếu áp thuế với đồ uống chính thức trên thị trường thì rất có thể người tiêu dùng dễ lựa chọn các mặt hàng phi chính thức, những mặt hàng không có nguôn gốc xuất xứ, làm giả nhập lậu. Không những là chúng ta không làm giảm cầu tiêu dùng, hạn chế tiêu thụ mà chúng ta còn khiến cho người sử dụng lựa chọn mặt hàng không phù hợp, gây hại hơn cho sức khoẻ người tiêu dùng", TS Nguyễn Quốc Việt cho biết. 

Hơn nữa, việc tăng thuế sẽ đẩy DN, nhất là các DN nhỏ và vừa vào thế đã khó nay càng khó hơn khi cùng lúc chịu nhiều áp lực, chi phí tăng cao trong khi khả năng tiêu thụ sản phẩm của người dân giảm.

Ông Việt nói: "Mỗi một chính sách ban hành chúng ta phải tính toán cân nhắc bên cạnh yếu tố nội ngành, yếu tố kĩ thuật thì cần cân nhắc yếu tố trong ngoài, quốc tế, tình hình tăng trưởng, công việc thu nhập và sức khoẻ của các hộ gia đinh và nhà sản xuất, doanh nghiêp để cân đối các chính sách và trong bối cảnh phục vụ ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững".

Do vậy, nhiều chuyên gia kiến nghị cần xem xét kỹ lưỡng đề xuất đánh thuế TTDB với đồ uống có đường, cần làm rõ khái niệm nội hàm trước khi ban hành luật và cần tham khảo tính hiệu quả của các quốc gia khác đang áp dụng sắc thuế tương tự.

Thông tin thị trường chứng khoán

# VNIndex đóng cửa tại ngưỡng 1.045,14 điểm, giảm 2,26 điểm, tương ứng 0,22% theo phiên và mất 0,75% so với cuối tuần trước.

# Thị trường trong trạng thái phân hóa mạnh với 187 mã tăng giá và 178 mã giảm giá trên sàn HOSE. Nhóm vốn hóa lớn ngược dòng tăng điểm vào cuối phiên nhờ lực mua từ các quỹ ETF. Chỉ số VN30 kết phiên tăng 0,72 điểm, tương đương 0,07% với đóng góp từ VJC (+6,8%), VPB (+1,3%), HDB (+3,6%)…

# Theo SSI Reseach, Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tăng hơn 13% so với phiên liền trước, lên 9 nghìn tỷ đồng và cao hơn mức bình quân từ đầu năm khoảng 8,5 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, NĐTNN duy trì mua ròng trong phiên hôm nay với 650 tỷ đồng nhờ hỗ trợ tích cực bởi hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF.