Nâng mức thuế bảo vệ môi trường bao bì khó phân hủy tương đương với thế giới để giảm "ô nhiễm trắng"
Thục Anh - 14/03/2023 | 9:28 (GTM + 7)
Việt Nam hiện là một trong những nước sử dụng túi ni lông nhiều nhất trên thế giới. Bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng 1kg túi mỗi tháng. Riêng Hà Nội và TP.HCM, một ngày thải ra 80 tấn nhựa và túi ni lông, phần lớn là túi khó phân huỷ.
Việc xã hội lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần, nhất là túi ni-lông khó phân hủy đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.
Để góp phần giảm thiểu tình trạng “ô nhiễm trắng”, ngoài túi ni lông đang thuộc diện chịu thuế, Bộ Tư pháp dự kiến sẽ bổ sung thêm hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm vào diện chịu thuế với tên gọi chung là bao bì khó phân huỷ sinh học. Khung thuế bảo vệ môi trường với bao bì khó phân huỷ sinh học cũng sẽ được tăng lên, tương đương với các nước trên thế giới.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với GS, TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
PV: Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, VN cũng áp dụng thuế BVMT như 1 công cụ quan trọng để kéo giảm việc sử dụng túi ni lông khó phân huỷ với mức 50.000đ/kg. Ở Anh, mức thuể BVMT đang được áp dụng với túi ni lông là 1.400 đ/ túi, Hong Kong là 1.500đ/ túi hay thậm chí ở Ai len là 6.600 đ/ túi… So với các nước có thể thấy, mức thuế BVMT đối với túi ni lông là khá thấp. Vậy, quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?
Ông Đặng Hùng Võ: Nếu chúng ta đánh thuế theo cân thì chắc chắn người ta sẽ có nhiều giải pháp công nghệ để làm túi mỏng hơn, như vậy thì lượng thuế cũng ít hơn. Người ta cũng có nhiều cách thức khác để giảm thuế. Và thực tế, việc đánh thuế như hiện nay thì việc dùng túi ni lông vẫn đang nghiễm nhiên trên thị trường, chưa thay đổi nhiều.
Chính sách thuế của Việt Nam có nhiều bất cập nhưng hạ tầng quản lý của chúng ta lại chưa đủ để thu thuế. Ví dụ như đối với những cơ sở sản xuất túi ni lông hay hộp xốp đựng thực phẩm, nếu sản xuất ở cơ sở tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp hay sản xuất vào đêm tối thì không quản lý được. Vì vậy, mức đánh thuế và phương thức đánh thuế như hiện nay thì vẫn chưa đủ để răn đe.
PV: Như ông vừa trao đổi, vậy, đề xuất của Bộ Tư pháp về việc nâng khung thuế bảo vệ môi trường với các loại bao bì khó phân huỷ tương đương với các nước các nước trên thế giới liệu đã đủ để chúng ta giảm thiểu tình trạng “ô nhiễm trắng”?
Ông Đặng Hùng Võ: Tôi cho rằng đề xuất này là có lý, người tiêu dùng thường có thói quen là dùng những vật dụng rẻ và tiện lợi nhưng nó lại gây ô nhiễm môi trường. Và nhiều khi, phải dùng cơ chế tài chính để hình thành ý thức này. Và mong rằng việc đưa mức thuế lên cao hơn với hy vọng đánh vào túi tiền thì người dân sẽ thay đổi ý thức.
Nhưng bên cạnh đề xuất như vậy, nếu chỉ dùng thuế thì chưa ổn. Tôi đồng ý là cơ chế pháp luật là cần, nhưng bên cạnh đó, chúng ta cần vận động thông qua các hiệp hội, báo chí, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thông qua giáo dục với nhiều hình thức phù hợp.
Rồi vấn đề bảo vệ môi trường, chúng ta phải đẩy mạnh các giải pháp thay đổi tập quán sinh hoạt của con người, sao cho đó là những tập quán sinh hoạt sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức. Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.
Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.