Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Năm học đặc biệt, Lễ khai giảng đặc biệt

Phóng viên - 05/09/2021 | 8:23 (GTM + 7)

Một năm học nữa lại bắt đầu, năm học đặc biệt trong lịch sử giáo dục của nước nhà, khi không ít địa phương bắt đầu năm học mới không bằng lễ khai giảng truyền thống.

Tại Hà Nội, lễ khai giảng được tổ chức tại Trường Trung học cơ sở Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) và được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài PTTH Hà Nội để tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn Thành phố theo dõi. Ảnh: Hà Nội Mới

Năm học 2021 - 2022 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp và kéo dài khiến khu vực Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh phía Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trường học bị đóng cửa, học sinh chưa thể tới trường.

Tính đến sáng 5/9, cả nước có 45 địa phương tổ chức lễ khai giảng trực tiếp hoặc trực tuyến, còn lại 18 địa phương phải huỷ, lùi ngày khai trường, ưu tiên cho công tác chống dịch và đảm bảo an toàn cho học sinh.

Tại Hà Nội, lễ khai giảng được tổ chức tại trường THCS Trưng Vương từ 7h30 đến 8h30. Buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (kênh truyền hình H1, H2 và kênh phát thanh sóng FM).

Lực lượng chức năng có mặt đông đủ bảo đảm trật tự an toàn cũng như công tác phòng chống dịch, cho các đại biểu về dự lễ khai giảng năm học mới 2021-2022.

Để đảm bảo an toàn chống dịch, Sở Y tế thành phố đã chỉ đạo tổ chức xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho các đại biểu, giáo viên, học sinh trước lễ khai giảng một ngày (tức 4/9). 

Sau khi kết thúc lễ khai giảng truyền hình trực tiếp chung, từ 8h45 đến 9h30, các trường ở Hà Nội sẽ tổ chức sinh hoạt đầu năm học theo hình thức trực tuyến trên hệ thống dạy học trực tuyến hiện có của đơn vị.

Sau phần "tiếp sóng" lễ khai giảng chung, nhiều trường học đã chuẩn bị chương trình đón năm học mới theo cách riêng bằng hình thức trực tuyến, vừa đảm bảo quy định phòng dịch nhưng vẫn kết nối để khích lệ tinh thần giáo viên, học sinh. 

Chính hoàn cảnh đặc biệt và nỗ lực của các nhà trường cho ngày đầu tiên năm học đã mang lại những cảm xúc khó quên cho giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh.

Chị Nguyễn Minh Phương, phụ huynh cháu Nguyễn Minh Hà học lớp 1A5, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên con tôi được bước vào ngôi trường tiểu học mới. Đây cũng là lần đầu tiên, con được dự lễ khai giảng trực tuyến và sẽ học online trong bối cảnh dịch bệnh quá phức tạp. Nhiều cảm xúc, sự lo lắng nhưng cũng đầy niềm tin để mọi người cùng nhau vượt qua khó khăn lúc này.

"Trong gia đình tôi, người làm việc online, người phải đến cơ quan làm việc trực tiếp; đồng thời, vẫn phải kèm con nhỏ học online vì cháu chưa thạo công nghệ cũng là vấn đề khó khăn.

Tuy nhiên, tôi vẫn phải cố gắng khắc phục, bởi đây là tình hình chung của đất nước, ủng hộ, tuân thủ nghiêm các chủ trương, chính sách chống dịch COVID-19 để mong đất nước sớm yên bình, các con được đến trường học trực tiếp trở lại.

Một năm học, một cuộc sống sẽ đầy khó khăn phía trước, nhưng điều quan trọng trong lúc này là gia đình tuân thủ tốt 5K, giữ sức khỏe, các con cố gắng giữ an toàn và học hành tốt, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào", chị Minh Phương cho biết.

Học sinh Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) trong lễ khai giảng trực tuyến. Ảnh: TTXVN

Nhân dịp năm học mới 2021-2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Thư gửi ngành Giáo dục. Trong thư, Chủ tịch nước chia sẻ: Nhiều học sinh, sinh viên đã trải qua những tháng ngày hết sức khó khăn do phong tỏa, giãn cách. Việc học trực tuyến còn những hạn chế, bất cập và không đồng bộ, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, những gia đình thiếu các điều kiện, phương tiện để học trực tuyến.

Tất cả chúng ta đều rất lo lắng và đồng cảm khi chứng kiến cảnh những F0, F1 là các cháu nhỏ trong độ tuổi đi học, thậm chí là bậc mẫu giáo, những thiếu niên, nhi đồng phải rời gia đình, làng xóm để đi điều trị hoặc cách ly tập trung; do vậy đã bị ngắt quãng việc học.

Chủ tịch nước đề nghị ngành giáo dục cùng các ngành, các cấp cần lưu ý, có những hành động tương xứng với tình hình dịch bệnh và có những biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực, đặc biệt là nguy cơ một số học sinh, sinh viên bị tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa.

Hơn bao giờ hết, toàn xã hội, cả hệ thống chính trị cần sát cánh hơn nữa, lắng nghe, thấu hiểu và chung tay hành động cùng với ngành Giáo dục vì tương lai của đất nước, vì tương lai con em chúng ta.

Tags:
Ý kiến của bạn
Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức

Bác bỏ thông tin 'Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông'

Bác bỏ thông tin "Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông"

Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.

Sẽ có quy định cụ thể chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông

Sẽ có quy định cụ thể chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông

Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.

Đường sắt tiên phong tinh gọn bộ máy và đổi mới toàn diện

Đường sắt tiên phong tinh gọn bộ máy và đổi mới toàn diện

Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...

Làng nghề quất cảnh Tứ Liên

Làng nghề quất cảnh Tứ Liên

Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.

Hà Nội loay hoay

Hà Nội loay hoay

Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.

Nhiều mức phạt tăng vọt liệu có trị được “bệnh” lái ẩu?

Nhiều mức phạt tăng vọt liệu có trị được “bệnh” lái ẩu?

Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.

// //