Trước bối cảnh đầy biến động của kinh tế thế giới cũng như trong nước, phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp. Thế nhưng với từng ngành nghề như nông nghiệp, thực phẩm, công nghệ số, thương mại … sẽ cần kim chỉ nam nào để hiện thực hoá câu chuyện tăng trưởng bền vững?
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Với việc chiếm tỷ trọng lớn, ngành nông nghiệp đang đứng trước những thời cơ mới để đổi mới. Nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái là xu thế tất yếu không thể đảo ngược, nhưng nhìn lại các chương trình triển khai nông nghiệp hữu cơ, các quy trình thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGap... đều chậm, thiếu tính kết nối và thiếu bền vững.
Theo ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thay đổi trong nông nghiệp không còn sức ép bên trong, mà là sức ép toàn cầu. Các chính sách thúc đẩy nông nghiệp bền vững cần tác động ở cả đầu vào và đầu ra của chuỗi giá trị:
"Chỉ khi người nông dân xác định là đi theo hướng sản xuất thật, làm thật, kinh doanh thật và phát triển bền vững thì người ta sẽ có hướng đi lâu dài. Tính trách nhiệm của người sản xuất và người tiêu dùng cũng được nâng cao. Và cần có chính sách minh bạch hóa sản phẩm nông nghiệp bền vững. Người tiêu dùng chấp nhận mua với giá thỏa đáng và người dân được hưởng lợi từ đó, việc tiêu dùng sản phẩm cũng được bền vững hơn".
Còn liên quan đến việc phát triển bền vững chuỗi các sản phẩm an toàn thực phẩm, đến nay, Bộ Công Thương đã hỗ trợ phát triển nhiều hệ thống phân phối thực phẩm an toàn trên phạm vi cả nước, lồng ghép những hoạt động về an toàn thực phẩm vào những chương trình lớn về kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, để chính sách gắn với thực tiễn của mỗi địa phương, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ cơ quan quản lý nhà nước. Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương nhận định:
"Chúng ta cũng phải tập huấn cho người tiêu dùng biết được cách lựa chọn một cách thông thái thông minh nhất, những thực phẩm mà bảo đảm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chúng tôi cũng nhận thấy có những khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng hệ thống mô hình về hệ thống phân phối thực phẩm, đấy là thiếu vốn để đầu tư những hệ thống phân phối, áp dụng những quy trình quản lý tốt nhất văn minh nhất".
Không chỉ những ngành truyền thống, mà ngay cả với các doanh nghiệp công nghệ số cũng đang bước sang giai đoạn mới. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài không chỉ là mục tiêu định hướng của nhiều doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, mà đây còn là sự khẳng định và nâng cao giá trị thương hiệu của các sản phẩm, giải pháp phần mềm Make in Việt Nam.
Ông Võ Đức Thọ - Tổng Giám đốc Công ty Hanet Technology cho biết: "Chúng tôi cũng được Bộ thông tin Truyền thông hỗ trợ trong thời gian vừa qua, để sản xuất tại Việt Nam, hợp tác với nhà máy Meiko của Nhật Bản tại Việt Nam. Chúng tôi có ước mơ năm 2023 sẽ đưa những sản phẩm trí tuệ Việt Nam này ra thị trường quốc tế. Chúng tôi cũng mong muốn nhận được sự ủng hộ thêm, để cho những sản phẩm trí tuệ Việt Nam bay xa hơn".
Và để hiện thực hoá phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh và Kế hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh, với 10 định hướng và 8 giải pháp, đồng thời khẳng định doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng trong việc thực hiện phát triển bền vững cũng như tăng trưởng xanh.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nga - Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: "Hiện nay, Bộ KHĐT cũng đã ban hành Chương trình 167 về hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong giai đoạn 2022-2025. Bộ KHĐT cũng đang phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành hướng dẫn để hỗ trợ doanh nghiệp, và Bộ KHĐT cũng đã bắt đầu tiếp cận những dự án đối với các nhà tài trợ để thúc đẩy thực hành ESG trong doanh nghiệp và đang triển khai".
Thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ ở xuất phát điểm. Tuy nhiên, với lợi thế của nước đi sau, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển một nền kinh tế xanh toàn diện, hướng tới sự phát triển bền vững, đạt mục tiêu hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.
Hơn 8.000 vi phạm bị phát hiện lập biên bản. Trong đó, gần 2.000 phương tiện bị tạm giữ, hơn 1.000 giấy phép lái xe bị tước và bị trừ điểm giấy phép lái xe. Đây là con số sau 10 ngày thực hiện Nghị định 168 về tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Dịp Tết nguyên đán năm nay, người lao động được nghỉ 9 ngày, dự báo lượng khách đi lại qua bến xe Miền Tây sẽ tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngày cao điểm 27 tháng Chạp, bến xe phục vụ lượng khách nhiều nhất lên tới hơn 62.000 ngàn người.
Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, những cành đào thắm, quất vàng rực rỡ đã lác đác xuất hiện trên phố, đường phố trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn, mọi người bắt đầu tranh thủ đi sắm tết khi hôm nay đã là ngày Rằm tháng Chạp...
Sau 6 năm gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hàng hóa Việt Nam đã được tiếp cận với một số thị trường mới. Tuy nhiên, để tối ưu hóa tiềm năng của hiệp định này còn rất nhiều việc phải làm.
Thầy Trần Đình Vương (70 tuổi) và rất nhiều các thầy cô giáo khác đã nghỉ hưu tại Quảng Ngãi, dù tóc điểm bạc màu, nhưng trái tim vẫn tràn đầy nhiệt huyết soi sáng hi vọng cho những cô cậu học trò đặc biệt. Đó là những bạn nhỏ khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn.
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử (TMĐT) để định danh người bán trên các sàn TMĐT thông qua VneID.