Năm 2023 là một năm bản lề có ý nghĩa quan trọng việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm. Trong đó, chú trọng phát triển nhanh nhưng bền vững, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế.
Tin trong nước và thế giới
# Chính phủ vừa ban hành 16 Nghị định quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định Thương mại, Hiệp định Đối tác kinh tế.
# Mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, sẽ tập trung thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh BĐS, việc xây dựng hạ tầng tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị.
# Trong năm 2023 này, ngành công thương phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 8-9%, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%.
Còn Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam dự báo, năm 2023 XK thủy sản cả nước vẫn có thể đạt được con số 10 tỷ USD.
# Báo cáo mới công bố của S&P-Global cho thấy, chỉ số nhà quản trị mua hàng của Việt Nam vừa giảm tháng thứ 2 liên tiếp, phản ánh các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất tiếp tục suy giảm.
Còn ở lĩnh vực BĐS, sau khi nhận được phản ánh về một số dự án NƠXH chậm phê duyệt, UBND TP.Hà Nội yêu cầu các sở ngành rút kinh nghiệm, tập trung giải quyết dứt điểm trong tháng 1/2023.
# Theo công ty tuyển dụng Navigos, quý cuối năm 2022, nhu cầu tuyển người mới của nhiều ngành như dệt may, xây dựng, tiếp thị, bán hàng giảm hơn 50%.
Và vào tháng cận Tết Nguyên đán 2023, các doanh nghiệp tại TP.HCM đã chuẩn bị hơn 30.000 tấn hàng hóa, tăng 15-30% so với năm ngoái.
# Liên minh châu Âu sẽ tăng tỷ trọng điện gió lên 15% để bù đắp phần nào năng lượng thiếu hụt sau khi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga.
Còn Chính phủ vừa Đức thừa nhận, nước này đang đối mặt với viễn cảnh năng lượng đắt đỏ trong dài hạn nếu không có khí đốt tự nhiên của Nga.
# Theo Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED), khi lạm phát vẫn ở mức cao, việc cắt giảm lãi suất trong năm nay là không thích hợp.
Đáng chú ý, các công ty Mỹ đang lên kế hoạch giảm sử dụng chip Trung Quốc trong bối cảnh lo ngại về căng thẳng Mỹ-Trung.
Năm 2023: Phát triển bền vững – Hướng đi tất yếu cho doanh nghiệp
Năm 2023 là một năm bản lề có ý nghĩa quan trọng việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm. Trong đó, chú trọng phát triển nhanh nhưng bền vững, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, hiện nhân loại đang phải đối mặt với 03 thách thức lớn, đó là: Biến đổi khí hậu; Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và Suy giảm đa dạng sinh học. Trong 3 thách thức đó, nguy cơ Biến đổi khí hậu là cấp bách và nghiêm trọng nhất.
Bởi vậy, phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp và quá trình này cần phải được xây dựng dựa trên các trụ cột kinh tế, quản trị, xã hội và môi trường; đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình xây dựng các trụ cột bền vững. Ông Nguyễn Quốc Khánh, giám đốc điều hành khối Nghiên cứu và phát triển, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết:
"Hệ thống trang trại của Vinamilk là một điển hình cho việc phát triển bền vững. Thực hành nông nghiệp tái tạo, tại các trang trại của Vinamilk, chúng tôi ứng dụng những năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, hệ thống công nghệ để giảm thiểu phát thải khí mê tan, dùng công nghệ atomic- carbon hữu cơ để giảm khí metan và giảm mùi hôi cho trang trại. Bên cạnh đó, chúng tôi có những hành động phát triển bền vững cho cộng đồng"
Là một nước đang phát triển, nhưng Việt Nam đã mạnh dạn đưa ra những cam kết rất mạnh mẽ về phát triển bền vững như việc Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào giữa thế kỷ. Tại Việt Nam cũng đã có những doanh nghiệp xây dựng Báo cáo phát triển bền vững của họ và đưa ra các tiêu chí cụ thể về môi trường – xã hội – quản trị (E-S-G), như: định hướng môi trường đến năm 2030 phải giảm 30% các khí phát thải; hay liên quan đến sức khỏe và lợi ích của người lao động… cho dù những tiêu chí định hướng này cũng chỉ mới ở bước khởi đầu. Ông Nguyễn Chí Hiếu, thông tin:
"Chúng tôi nhận thấy rằng những yếu tố này làm cho doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn, rõ ràng hơn, và rõ ràng là thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Xu hướng phát triển thì doanh nghiệp cũng bắt đầu tiệm cận với những tiêu chuẩn quốc tế nhiều hơn, các tiêu chí E-S-G đã được đưa vào trong các chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp nhiều hơn, và đặc biệt là gắn liền với các chương trình phát triển của Chính phủ Việt Nam hiện nay"
Chính sách về Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty (ESG) - là các tiêu chuẩn quan trọng để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Những thương hiệu “có tên tuổi”, các tập đoàn đa quốc gia rất chủ động triển khai ESG, nhưng việc thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững lại đang là thách thức với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Một ví dụ cụ thể “xanh hóa” hệ thống phân phối và phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; thay đổi hành vi tiêu dùng và lối sống bền vững, mà hệ thống bán lẻ của AEon Việt Nam đang triển khai được bà Nguyễn Bằng Lăng - phụ trách mảng phát triển bền vững của Công ty AEonViệt Nam chia sẻ:
"Chúng tôi cho ra mắt dịch vụ cho thuê môi trường, xuất phát từ việc khách hàng chưa có thói quen mang túi môi trường và đến nơi bỏ một khoản mua túi cũng khó để khách hàng chuyển đổi hành vi nên đã hỗ trợ khách đến và thuê túi chỉ với giá 5.000 đồng và lần mua sắm tới khách có thể hoàn toàn trả lại túi và nhận lại tiền cọc. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ khách đưa ra những quyết định thân thiện với môi trường một cách dễ dàng hơn".
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, các yêu cầu về đạo đức trong sản xuất kinh doanh, về bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường vừa tạo ra các chuẩn mực mới, vừa tạo hàng rào kỹ thuật trong thâm nhập thị trường, nhất là thị trường các nước phát triển. Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nêu rõ:
"Những doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi và vận hành theo phương châm sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với môi trường; đang chứng tỏ là những doanh nghiệp có khả năng thích ứng và chống chịu cao, bền vững đối với các biến đổi tiêu cực từ bên ngoài cũng như khả năng linh hoạt, nắm bắt hiệu quả các cơ hội mà nền kinh tế mang lại."
Trước bối cảnh đầy biến động của kinh tế thế giới cũng như trong nước, phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp. Thế nhưng với từng ngành nghề như nông nghiệp, thực phẩm, công nghệ số, thương mại … sẽ cần kim chỉ nam nào để hiện thực hoá câu chuyện tăng trưởng bền vững? CDTT chiều mai sẽ có câu trả lời.
Thông tin chứng khoán
# VN-Index kết phiên tăng 0,91% tương đương 9,47 điểm. VN30-Index tốt hơn nhiều, tăng 1,12%.
# Đáng chú ý, các bluechip trong rổ VN30 có tới 25 mã tăng, 4 cổ phiếu NVL, KDH, VJC và BID giảm nhẹ cùng CTG đứng tham chiếu. Trong những mã tăng, ấn tượng nhất phiên này là POW.
# Theo SSI Reseach, động lực tăng giá của nhóm VN30 có yếu tố hỗ trợ từ cầu ngoại đáng kể. Tổng giá trị mua vào với cổ phiếu ở nhóm này là 998,4 tỷ đồng, chiếm hơn 27% giao dịch.
Từ ngày 1/1/2025, theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông, lái xe chỉ được phép làm việc không quá 10 tiếng/ngày và tổng thời gian làm việc không quá 48 tiếng/tuần. Nếu không tuân thủ, cả lái xe và doanh nghiệp vận tải sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định 168.
Sau hơn nửa năm tái khởi động thi công Dự án mở rộng đường Tam Trinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có những hạng mục thi công đang vượt tiến độ, dù cho trong quý III/2024 mưa bão triền miên, mặt bằng còn nhiều vướng mắc.
Không phải chỉ ở ngoài đường người ta mới hay hỏi nhau: “Có biết tôi là ai không?” mà trong nhiều công sở thay vì để hỏi câu đó, người ta làm những cải biển tên. Đó là một câu chuyện về sự chống lãng phí mà tác giả Phạm Quang Vinh chia sẻ.
Tại Đồng Nai, bài toán thiếu hụt nguồn cung vật liệu, đặc biệt là đất đắp nền và cát san lấp đang đặt ra nhiều thách thức cho các nhà thầu và chính quyền địa phương. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ thi công, tỉnh Đồng Nai đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết bài toán này.