Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mỹ lùi thời gian triển khai mạng 5G tới 2023 để đảm bảo an toàn hàng không

Huy Văn - 27/06/2022 | 8:08 (GTM + 7)

Tại Mỹ, mạng 5G lại là chủ đề gây tranh cãi khi ngành hàng không cho rằng công nghệ này lại ảnh hưởng tới an toàn bay và cần thêm thời gian để điểu chỉnh trước khi triển khai toàn diện.

Mạng di động 5G đã được thúc đẩy tại Mỹ trong nhiều năm. Được đấu giá vào đầu năm 2021 với giá trị khoảng 80 tỷ USD, cho phép tốc độ tải xuống nhanh hơn đáng kể và phạm vi phủ sóng rộng hơn trên toàn quốc.

5G rất hấp dẫn đối với các nhà mạng vì đáp ứng sự cân bằng tốt giữa phạm vi phủ sóng và dung lượng.

Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi ngành hàng không cho rằng máy đo độ cao - thiết bị mà các máy bay sử dụng để đo khoảng cách của các máy bay so với mặt đất - hoạt động trên cùng một dải tần số dành cho 5G, băng tần C.

Việc nhiễu tín hiệu vô tuyến được tạo ra bởi các mạng 5G mới này có thể gây rủi ro cho an toàn bay tại hơn 80 sân bay của Mỹ, bao gồm cả các sân bay lớn như Dallas hay New York.

1 cột sóng 5G đang được lắp đặt tại Orem, Utah, Mỹ. Ảnh: Reuters

1 cột sóng 5G đang được lắp đặt tại Orem, Utah, Mỹ. Ảnh: Reuters

Ông Nicholas E.Calio, Chủ tịch của Hiệp hội Airlines For America, đại diện cho ngành hàng không Mỹ chia sẻ: “Trong trường hợp xấu nhất, máy bay sẽ không thể hạ cánh trong điều kiện hạn chế tầm nhìn, bởi phi công không nắm được khoảng cách giữa máy bay và mặt đất. Đây là mối lo ngại rất thực tế và chúng tôi không thể nào bỏ qua điều này.”

Trước đó, 2 nhà mạng lớn tại Mỹ là AT&T và Verizon đã chấp nhận "lùi bước" khi tự đề xuất hạn chế 5G ở khu vực gần sân bay cho đến khi Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) có kết luận cuối cùng. Hai nhà mạng này cũng cam kết áp dụng các biện pháp phòng ngừa trong ít nhất 6 tháng sau khi triển khai, tức là tới tháng 6 năm nay.

Tuy vậy, các đơn vị viễn thông cũng tỏ ra không hài lòng với vấn đề này. Họ cho rằng, trong suốt quá trình lên kế hoạch và triển khai ban đầu, tại sao không có ai lên tiếng về vấn đề này cho tới khi kế hoạch đi đến những bước cuối cùng. Chưa kể, phía viễn thông cho rằng, sóng 5G vốn đã triển khai tại nhiều nơi khác và chưa xảy ra bất cứ sự cố nào.

Ông Jonathan Adelstein, Đại diện, chủ tịch của Hiệp hội viễn thông Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã rất bất ngờ khi sự cố này xảy ra. Bởi mọi thứ đã đều được Ủy ban Truyền thông liên bang kiểm duyệt. Và rõ ràng khi đã đạt tiêu chuẩn của Ủy ban nghĩa là mọi thứ đều an toàn. Và thực tế là đã có hơn 40 quốc gia khác triển khai mạng 5G và không có chuyện gì xấu xảy ra cả. Đây chỉ là một sự hiểu nhầm rút ra từ một nghiên cứu thiếu chính xác nào đó.”

Trên thực tế, mạng 5G đã không còn quá xa lạ với một số quốc gia, đặc biệt là với Châu Âu khi có 31 quốc gia đang sử dụng mạng này. Nhưng tại Châu Âu, dải tần của dịch vụ 5G chỉ dao động từ 3,4 cho tới 3,8 GHz. Còn sóng 5G tại Mỹ có các dải tần số nằm trong khoảng 3,7 và 3,98 GHz, quá sát với tần số của thiết bị đo độ cao.

Chưa kể, hàng không và các nhà mạng Châu Âu có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong việc đề ra các quy định an toàn. Theo quy định của Cơ quan Tần sóng Quốc gia Pháp (ANFR), số đo độ cao của cột phát sóng 5G cũng như sức sóng sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa cột và đường băng, đường bay của phi cơ. Hay tại 17 sân bay lớn của Pháp, ăng-ten phải hướng ra khỏi đường di chuyển của máy bay để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng của sóng.

Quá trình triển khai 5G tại Mỹ hiện đã được hoãn tới giữa năm 2023. Ảnh minh họa: AP

Quá trình triển khai 5G tại Mỹ hiện đã được hoãn tới giữa năm 2023. Ảnh minh họa: AP

Còn tại Mỹ, 2 cơ quan chính phủ lớn của 2 ngành là Cục hàng không Liên bang và Ủy ban Truyền thông liên bang lại thiếu đi sự hợp tác để tìm ra hướng đi chung, hậu quả dẫn tới những xung đột như hiện tại. Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ sau đó đã phải can thiệp để giúp hàng không Mỹ có thêm thời gian triển khai các bộ lọc sóng ở sân bay.

Ngày 17/6 vừa qua, Cục hàng không Liên bang Mỹ cho biết 2 nhà mạng AT&T và Verizon đã đồng ý tiếp tục trì hoãn triển khai mạng 5G thêm 12 tháng, tức là tới giữa năm 2023. Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng hết sức có thể để các nhà mạng tạm thời ngưng triển khai và hợp tác với bên hàng không cho tới khi quá trình cập nhật, nâng cấp các thiết bị tại sân bay được hoàn tất”.

Còn tại Việt Nam, chúng ta là một trong những nước đầu tiên thiết lập thành công cuộc gọi điện thoại công nghệ 5G từ năm 2019. Cuối tháng 12/2020 đến nay, 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone đã thử nghiệm thương mại 5G tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên hiện mạng 5G vẫn chưa được thương mại hóa.

Đồng thời, hiện cũng chưa có báo cáo về ảnh hưởng của sóng 5G tới ngành hàng không tại Việt Nam. Tuy nhiên, được biết sóng 5G tại Việt Nam sẽ sử dụng dải tần từ 24,25 - 27,5 GHz nên khả năng sẽ không có xung đột với thiết bị đo độ cao tại sân bay. Tuy nhiên, yếu tố an toàn phải luôn được tính toán và chuẩn bị để tránh “mất bò mới lo làm chuồng”.

Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

// //