Vì sao nhiều người chìm trong nợ nần sau khi mua ô tô
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Ngang nhiên qua mặt cơ quan chức năng
Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2023 Kênh VOV Giao thông nhận được phản ánh của nhiều tài xế và người dân trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) về việc, từ tháng 2/2023 một số biển báo giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) bị cá nhân hay tổ chức nào đó dán thêm chữ chỉ dẫn, sai quy cách, rối rắm dẫn đến loạn thông tin.
Nhằm mục sở thị phóng viên VOV Giao thông đã khảo sát các tuyến đường trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) như: đường tỉnh 76 (ĐT 76) đoạn qua Thị trấn Đại Nghĩa; đường tỉnh 74 (ĐT 74) đoạn qua xóm 8 Yến Vỹ, xã Hương Sơn (khu vực bến Đục Khê); đường tỉnh 419 (ĐT 419) đoạn qua xóm 4, xã Đốc Tín (cách Trạm bơm Đốc Tín khoảng 200m); đường tỉnh 419 (ĐT 419) đoạn qua xã Hùng Tiến trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) ghi nhận có ít nhất 6 biển báo giao thông bị dán thêm chữ, thêm nội dung, sai quy cách.
Cụ thể, trên các biển báo giao thông này bị dán thêm chữ “Tam Chúc” và “Chùa Tam Chúc”. Cỡ chữ này có kích thước to hơn các chữ khác trên biển, khoảng cách giữa các chữ không đồng nhất, thậm chí có phần nguệch ngoạc, thi công kiểu nghiệp dư.
Một số biển báo còn thể hiện chỉ dẫn địa điểm không ăn nhập với các mũi tên chỉ hướng, rất khó quan sát.
Theo thông tin từ một số người dân sinh sống tại thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), các biển báo này bị cá nhân hay tổ chức nào đó tự ý thay đổi gây không ít khó khăn cho tài xế và người dân trong quá trình tham gia giao thông.
Từ khoảng tháng 2/2023 họ thấy có một nhóm người loay hoay dán chữ vào các biển báo giao thông này, những người dán chữ mặc thường phục, không thấy đeo thẻ hay có phù hiệu của cơ quan chức năng và khi làm xong nhóm người đó bỏ đi luôn.
Mặc dù thấy rõ việc sau khi thêm chữ làm nội dung biển báo giao thông dày đặc, nhưng vì không biết của cơ quan nào nên người dân không kịp can thiệp.
“Đơn cử như biển báo chỉ dẫn vào Bệnh viện Mỹ Đức, họ dán thêm nội dung “Chùa Tam Chúc 12km” thật sự không thể hiểu cá nhân, tổ chức nào lại thêm nội dung vào như thế? Biển báo giao thông ở ngay vòng xuyến chỗ đối diện số 65, đường tỉnh 76 đoạn đi qua thị Trấn Đại Nghĩa cũng bị dán thêm chữ. Trước đó biển này đã đầy đủ nội dung với 4 hướng, địa điểm cần đi, nay dán thêm vào thành 5 nội dung. Quá dày đặc cho một biển báo giao thông”- Ông M.T.P – ở thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Hà Nội chia sẻ.
“Đối với tài xế quen đường thì không sao, nhưng với tài lạ, không quen đường khi chạy qua đây nếu không quan sát thật kỹ sẽ không biết biển báo giao thông đang thể hiện nội dung gì và điều đi những hướng nào” – ông V.T.T – lái xe tải cho biết.
Liên quan đến một số biển báo giao thông bị thay đổi nội dung, dán đè chữ lên biển, Luật sư Phạm Thành Tài – Giám đốc Công ty Luật Phạm Danh khẳng định, việc thay đổi này là làm sai quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 54/2029/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
Theo đó, các biển báo như lái xe, người dân phản ánh là Biển số I.414 (a,b,c,d): Chỉ hướng đường trong quy chuẩn. Quy chuẩn quy định tại 44.2. Biển số I.414 (a,b) dùng trong trường hợp chỉ có một địa danh khu dân cư trên hướng đường cần chỉ dẫn. Biển số I.414 (c,d) dùng trong trường hợp có từ hai địa danh khu dân cư cần chỉ dẫn; 44.3. Trên mỗi hướng đường ghi nhiều nhất là ba địa danh cần chỉ dẫn. Địa danh ở xa hơn viết phía dưới, lần lượt những địa danh đã ghi trên biển được giữ nguyên trên những biển chỉ đường tiếp theo cho đến vị trí của địa danh gần nhất đã ghi trên biển.
Cùng với đó, quy chuẩn cũng quy định rõ là hình vẽ phác họa chỉ hướng đường trên biển phải phù hợp (đồng dạng) với các hướng đường trên thực tế. Chữ và số viết tùy theo kích thước biến và số ký tự để căn chỉnh cho phù hợp, đảm bảo rõ ràng, mỹ quan; khuyến khích sử dụng cỡ chữ lớn.
“Thực tế chữ trên biển báo giao thông như lái xe và người dân phản ánh tại một số tuyến đường thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) không đồng nhất, chữ được thêm khiến cho biển dày đặc nội dung. Không biết cá nhân, tổ chức nào đã cố tình thay đổi nội dung. Các ngành chức năng cần khắc phục việc này để tạo thuận lợi cho người tham gia giao thông.” – Luật sư Phạm Thành Tài nhấn mạnh.
Biển báo giao thông tại một số tuyến đường trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) bị ngang nhiên chỉnh sửa, việc này thể hiện sự coi thường pháp luật của cá nhân, tổ chức khi tự ý thay đổi nội dung biển.
Sự thật được vén màn, lộ diện đơn vị coi thường pháp luật
Đem những nghi vấn về việc cá nhân, tổ chức tự ý thay đổi nội dung biển báo giao thông phản ánh tới Sở GTVT Hà Nội để làm rõ việc có cấp phép cho cá nhân, tổ chức nào thay đổi biển báo giao thông trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) hay không.
Đến ngày 25/4/2023 Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản trả lời VOV Giao thông trong đó khẳng định, Công ty TNHH dịch vụ du lịch Tam Chúc là đơn vị đã tự ý thay đổi nội dung biển báo giao thông, không phối hợp và thống nhất với cơ quan chức năng trong việc điều chỉnh biển báo theo tiêu chuẩn kỹ thuật QCVN 41:2019/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
Trong vụ việc này, Công ty TNHH dịch vụ du lịch Tam Chúc không chỉ tự ý thay đổi nội dung biển báo giao thông sai quy chuẩn mà còn tự ý thay đổi trước khi có văn bản chấp thuận của Sở GTVT Hà Nội.
Bởi, ngày 29/3/2023, Công ty TNHH dịch vụ du lịch Tam Chúc mới có văn bản gửi Sở GTVT xin bổ sung hướng đi vào Khu du lịch Tam Chúc trên biển chỉ dẫn hiện có tại các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
Đến ngày 11/4/2023, Sở Giao thông vận tải mới có văn bản chấp thuận nguyên tắc bổ sung hướng đi vào các biển chỉ dẫn hiện có. Đề nghị Công ty TNHH dịch vụ du lịch Tam Chúc phối hợp Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông và đơn vị quản lý đường bộ triển khai đảm bảo đúng quy định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.
Thế nhưng theo phản ánh của người dân, các biển báo giao thông này đã bị thay nội dung từ tháng 2 năm 2023. Liệu cơ quan chức năng ở đâu? Vai trò giám sát của các ngành chức năng trong câu chuyện này như thế nào? Tinh thần thượng tôn pháp luật của Công ty TNHH dịch vụ du lịch Tam Chúc ra sao mà cố tình thay đổi nội dung biển báo theo kiểu “tiền trảm, hậu tấu”?
Liên quan đến hành vi tự thay đổi nội dung biển báo giao thông, Luật sư Phạm Thành Tài cho rằng, việc tự dán thêm chữ lên biển chỉ dẫn là hành vi vi phạm pháp luật và quy định của pháp luật đã thể hiện mức phạt đối với hành vi này.
“Có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với cá nhân, 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với tổ chức theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Mức tăng nặng của hình phạt này thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi mà người vi phạm còn có thể bị truy cứu tránh nhiệm hình sự về Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo Điều 303 Bộ luật Hình sự năm 2015 với hoặc Tội cản trở giao thông đường bộ theo Điều 261 Bộ luật Hình sự năm 2015.” – Luật sư Phạm Thành Tài cho biết.
Ở một diễn biến khác, chiều 25/4/2023, Sở GTVT Hà Nội có văn bản gửi Công ty TNHH dịch vụ du lịch Tam Chúc yêu cầu khôi phục ngay hiện trạng ban đầu tại các vị trí biển báo giao thông bị người dân phản ánh. Ngay lập tức, chiều ngày 26/4 Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông đã thực hiện tháo, bỏ những nội dung bị dán lên các biển báo giao thông không đúng quy cách và khôi phục lại hiện trạng ban đầu của các biển báo giao thông trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
Đến sáng 27/4/2023 Kênh VOV Giao thông nhận được ý kiến của người dân bày tỏ sự vui mừng khi các ngành chức năng vào cuộc một cách rốt ráo khôi phục lại hiện trạng biển báo giao thông ban đầu. Sau vụ việc này có thể thấy, các ngành chức năng thành phố Hà Nội cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, rà soát để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hệ thống biển báo giao thông.
Cùng với đó, Công ty TNHH dịch vụ du lịch Tam Chúc cũng cần tôn trọng cơ quan chức năng, thực hiện đúng tính thần thượng tôn pháp luật, tránh hành xử theo kiểu “tiền trảm, hậu tấu”./.
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...
Quan điểm của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng xác đinh Tự chủ về vốn đầu tư và quyết tâm được chuyển giao, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao là những quyết sách rất đúng đắn, tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần phải làm sao để có thể được thực hiện điều này.
Sau gần 8 năm đưa vào vận hành, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuất hiện tình trạng hư hỏng mặt đường cục bộ tại một số vị trí, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Thời gian vừa qua, sau khi UBND phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã gỡ bỏ nhiều barie chặn xe máy ở một số ngõ trên đường Nguyễn Trãi, thông với phố Thượng Đình, nhiều xe lại chạy vào ngõ rồi cắt ngang đường lớn để lên cầu vượt Ngã Tư Sở.
Sáng ngày 15/12, tại Hà Nội, Cục CSGT tổ chức buổi lễ ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu xuân 2025. Thời gian thực hiện cao điểm tử ngày 15/12/2024 - 14/2/2025.
Thứ nhất, quyền lợi người đang ở đấy là người dân, nếu không rõ ràng, nhất quán thì họ không tham gia. Thứ hai, nhà nước bỏ công sức, duy trì quản lý, người quản lý phải có điều chỉnh cơ chế chính sách sát thực tế hơn.