Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mua chung BĐS blockchain: Nhiều rủi ro với nhà đầu tư cá nhân

Phóng viên - 27/12/2021 | 21:06 (GTM + 7)

Hình thức đầu tư mua chung bất động sản trên nền tảng công nghệ Blockchain đang dần được nhiều người quan tâm trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài khiến các hoạt động giao dịch nhà đất bị đình trệ.

Dù đã phổ biến ở một số nước trên thế giới, song tại Việt Nam vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh mô hình đầu tư này.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ đầu năm 2020, một số đơn vị kinh doanh bát động sản đã cho ra đời ứng dụng mua bán trực tuyến, cho phép nhiều nhà đầu tư có thể cùng kết nối, mua chung một căn hộ, nền đất có giá trị hàng tỉ đồng khi chỉ cần bỏ ra vài triệu đồng bằng công nghệ blockchain.

Ví dụ như một mảnh đất có giá khoảng 3 tỷ đồng sẽ được chia nhỏ khoảng 1.000 phần, tương ứng với các token gắn mã số blockchain để chào bán, giá mỗi phần là 3 triệu đồng.

Là một người đã hoạt động và nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực bất động sản và blockchain, ông Đào Hoàng Thanh, Giám đốc Công nghệ của LaunchZone cho rằng, cách chia nhỏ bất động sản sẽ giúp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ có cơ hội đầu tư vào bất động sản: "Bất động sản có thể token hóa thành những tài sản mã hóa và dạng tài sản này có thể chia nhỏ thành nhiều phần và những phần này có thể chia cho nhiều nhà đầu tư có thể nắm giữ được. Cái cách chia này giúp cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ có nhiều cơ hội đầu tư vào BDS thay vì trước đây chúng ta phải đầu tư vào lượng tiền lớn. Và việc này còn giúp cho BDS về đúng với giá trị của nó hơn, tránh thao túng BDS từ các nhà đầu tư hoặc những nhóm đầu tư lớn".

Trên thực tế, hình thức đầu tư bất động sản bằng công nghệ Blockchain đã phát triển nhiều trên thế giới và là xu thế nhiều tiềm năng trong tương lai như chia sẻ của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW: "Xu thế kinh doanh này rất mới tại Việt Nam nhưng trên thế giới thì đã tồn tại rồi và theo quan điểm của tôi thì đây là xu thế có nhiều tiềm năng trong tương lai. Có thể đây sẽ là xu hướng trong tương lai của VN nhưng mà cần có những quy định pháp luật về BDS công nghệ trên nền tảng blockchain nói riêng và công nghệ số nói riêng".

Đồng tình với quan điểm này ông Đào Hoàng Thanh cho biết, một số quốc gia trên thế giới đã phát triển xu hướng này bởi luật pháp quy định khá chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư về tiền mã hóa khi họ sở hữu các bất động sản chia nhỏ này.

Còn đối với Việt Nam, theo ông Thanh, loại hình đầu tư BDS trên nền tảng blockchain cần hoàn thiện hơn về hệ thống pháp lý để tránh những rủi ro:

"Một số dự án trên thế giới đã đi vào hoạt động bởi pháp lý của các quốc gia đó đã phù hợp để có thể bảo vệ các nhà đầu tư về tiền mã hóa khi họ sở hữu các BDS chia nhỏ. Còn tại VN thì dù có nhiều doanh nghiệp đưa ra hình thức này mà theo tôi rất sáng tạo.

Tuy nhiên, VN vẫn cần hoàn thiện về hệ thống pháp lý để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nếu nhà đầu tư mà đầu tư vào token đại diện cho bất động sản thì việc bảo vệ cho tính sở hữu BDS đó ở VN là hoàn toàn chưa có cơ sở pháp lý".

Còn theo ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BDS Việt Nam, các ứng dụng kêu gọi mua chung bất động sản chỉ là công nghệ fintech về huy động vốn dưới dạng "hợp đồng hợp tác kinh doanh", chứ không thể gọi là đầu tư bất động sản: "Bất động sản có tính đặc thù riêng. Ở đây chúng ta phải phân biệt rõ, cái đấy không nên xếp vào là đầu tư bất động sản mà chỉ gọi là đầu tư tài chính. Bởi bất động sản là cần có những điều kiện về sở hữu hay có những điều kiện về khai thác. Nó rất khác nhau. Trong khi đó, đây lại là đầu tư trên nền tảng số nữa nên phải gọi đây là đầu tư tài chính không phải đầu tư BDS".

Vậy tính pháp lý của hình thức đầu tư mua chung bất động sản trên nền tảng blockchain tại Việt Nam hiện nay ra sao? Các nhà đầu tư có thể đối mặt với những rủi ro gì?

Ảnh minh họa: Shutterstock

Tin tức trong nước và quốc tế

# Theo Thông tư 120/2021, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục giảm 10-50% nhiều loại thuế, phí để tháo gỡ khó khăn bởi dịch Covid-19 cho người dân và DN.

Đáng chú ý, Ngân hàng thế giới WB vừa cung cấp gói tín dụng trị giá 221,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau COVID-19. 

# NHNN ước tính, dư nợ tín dụng tiêu dùng tính đến đầu tháng 12 này đạt khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng tín dụng của nền kinh tế. 

Và theo khảo sát, 70-80% người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu dành cho thực phẩm tươi sống và đóng gói do nhu cầu tích trữ hàng hóa nếu dịch bệnh COVID-19 tiếp tục bùng phát. 

Không xuất khẩu được, thị trường trong nước cũng khó nên giá mít giảm sâu
Không xuất khẩu được, thị trường trong nước cũng khó nên giá mít giảm sâu

# Nông sản ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc khiến nhiều loại nông sản trong nước rớt giá. Như tại ĐBSCL, mít Thái tại vườn giá chỉ còn 4.000 đồng/kg. 

Và thống kê của các sàn TMĐT cho thấy, thời điểm cuối năm, người dân đang tích cực sắm Tết và gửi hàng hóa về quê ngày càng nhiều. 

# Dù nhiều dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ thi công, nhưng thị trường vật liệu xây dựng vẫn tăng 3-6% trong năm 2021. 

Còn với thị trường vàng, giá vàng giữ ổn định trong phiên đầu tuần và giao dịch ở mức 61,6 triệu đồng triệu đồng/lượng. 

# Giá điện cung ứng tới tay khách hàng vào đầu năm 2022 đã tăng lên mức kỷ lục ở Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu. 

Còn doanh số bán hàng dịp nghỉ lễ tại Mỹ đã tăng 8,5% so với cùng kỳ một năm trước đó, đánh dấu mức tăng hàng năm lớn nhất trong 17 năm. 

Đáng chú ý, vượt bitcoin, rượu champagne mới là loại tài sản tăng giá mạnh nhất, với mức tăng 80% trong năm qua. 

Thị trường chứng khoán

# VN Index giằng co, rung lắc trong phần lớn thời gian và đóng cửa sát với mức cao nhất trong ngày, đạt 1.488,88 điểm (tăng 0,8%).

# Nhóm BĐS ghi nhận lực cầu quay trở lại, giúp DIG, TCH, CEO đều kết phiên tăng trần. Sắc xanh chiếm ưu thế cũng là trạng thái chung tại nhóm Bán lẻ, Dầu khí, Điện năng, Đá xây dựng…

# Theo SSI Reseach, khối lượng giao dịch trên HOSE duy trì ở mức thấp so với các phiên trong 2 tuần qua, đạt 715,8 triệu đơn vị. Điều này cho thấy sự thận trọng của một bộ phận dòng tiền trong phiên tăng giá hôm nay.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

// //