Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mất an toàn từ những bến thủy nội địa không phép

Phóng viên - 26/05/2021 | 6:29 (GTM + 7)

Mặc dù đã nhiều lần các đơn vị chức năng ra quân kiểm tra, xử phạt nhưng các bến thủy nội địa vẫn ngang nhiên hoạt động.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Theo thống kê của Thanh tra Sở GTVT TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố có 52 bến thuỷ nội địa hoạt động không có giấy phép. Trong đó, TP Thủ Đức có 17 bến; quận 7 có 2 bến, quận 8 có 4 bến, quận 12 có 1 bến, huyện Hóc Môn có 5 bến, huyện Củ Chi có 2 bến, huyện Nhà Bè có 4 bến, huyện Cần Giờ có 5 bến và huyện Bình Chánh có 12 bến. 

Trong số này, có 3 bến đang hoạt động trên các tuyến sông, kênh, rạch do Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III quản lý; 49 bến hoạt động trên các tuyến sông, kênh, rạch do Cảng vụ Đường thủy nội địa thành phố quản lý.

Các bến này chủ yếu là vận chuyển vật liệu xây dựng, neo đậu, sửa chữa đóng phương tiện… 

Một bến thủy tập kết vật liệu xây dựng hoạt động không phép nhiều năm nay tại huyện Bình Chánh, TP HCM. Ảnh: NLĐ

PV VOV Giao thông có mặt tại một bến thủy nội địa không phép mặt chính hướng ra sông Cần Giuộc, đoạn gần cầu Ông Thìn thuộc địa bàn xã Ða Phước, huyện Bình Chánh, phía trên bờ là một khuôn viên đất có quy mô gần 10.000 m2 chứa vật liệu xây dựng (VLXD) như cát, sỏi, đá với nhiều xe xúc, xe cẩu đang bốc VLXD từ một chiếc tàu cập dưới sông lên bãi.

Sau khi VLXD được bốc dỡ để vào bãi đất, nhiều xe vào bãi chở hàng đi thông qua đường bộ bên trên.

Một bến thủy nội địa không phép khác tại khu vực cầu Tạ Quang Bửu (thuộc phường 5, quận 8), nằm trong hành lang bảo vệ an toàn cầu, gây ảnh hưởng đến an toàn công trình cầu. Ngoài ra, bến thủy này có đường kết nối ra đường bộ gây mất an toàn giao thông, cũng như ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh:

“Đi không được, cho nên là cái phần đó cũng thiệt hại cho nhân dân nhiều lắm.”

“Không có giờ giấc, nó muốn giờ nào làm thì làm. Ban đêm ban hôm, nhiều khi nó muốn làm nó làm, múc nó múc.”

“Mấy lúc xe cẩu lăn bánh vô là động dữ lắm, rồi nước bên bãi cát cứ tràn qua đây, nước đục lắm, đục ngầu luôn.”

Theo Thượng tá Đặng Hữu Tiến (Phó Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy – Công an TP.HCM), những bến thủy nội địa không phép này đã tồn tại nhiều năm qua; nhưng đến nay vẫn chưa thể xử lý triệt để được là do thiếu sự phối hợp giữa lực lượng chức năng đường thủy với ủy ban nhân dân TP. Thủ Đức và các quận huyện. 

“Chưa giải quyết triệt để được mặc dù các lực lượng chức năng của ngành đường thủy, chúng tôi cũng phối hợp với Sở giao thông, phối hợp quyết liệt nhưng thời gian qua chưa giải quyết. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng đường thủy với UBND quận huyện”, Thượng tá Đặng Hữu Tiến cho biết.

Một bến thủy nội địa không phép trên sông chợ Đệm (Q.8)

Ông Bùi Hòa An (Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM) cho rằng, ngoài việc bất cập trong quy hoạch bến thủy nội địa, thì trách nhiệm quản lý của 1 số địa phương còn lỏng lẻo khiến những bến thủy này vẫn còn tồn tại:

“Bến thủy hoạt động không phép thì trách nhiệm hoàn toàn ở quận huyện, là trách nhiệm quản lý địa bàn. Còn do chúng ta lo lắng về cầu chuyện an toàn giao thông, chúng ta lo lắng về câu chuyện môi trường, cho nên chúng ta kiểm soát, kiểm tra, như vậy là hoàn toàn không đúng. Vấn đề chúng ta phải thực hiện là không được hoạt động nữa, trách nhiệm chúng ta phải phân định 1 cách rất rõ ràng.”

Mới đây, Sở GTVT TP.HCM cũng vừa có văn bản gửi Công an thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trên địa bàn thành phố… về việc kiểm tra, xử lý triệt để các bến thủy nội địa hoạt động không phép trên địa bàn.

Sở GTVT TP.HCM đề nghị Công an thành phố phối hợp với UBND thành phố Thủ Đức và UBND các quận, huyện: 7, 8, 12, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp xử lý triệt để các hành vi vi phạm đối với 52 bến thủy nội địa hoạt động không phép này.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.

// //