Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lý do gì khiến Châu Âu khuyến khích vận tải đường sắt thay cho ô tô và máy bay?

Phóng viên - 12/01/2022 | 8:24 (GTM + 7)

Ủy ban Châu Âu đang thúc đẩy, cải thiện mạng lưới đường sắt khắp khu vực này để vừa đạt được mục tiêu giảm khí thải, lại vừa giảm tải cho đường bộ và hàng không.

Tốc độ tàu nhanh hơn, thủ tục mua vé dễ dàng và hỗ trợ với các tuyến vận tải quốc tế, đó là mục tiêu tương lai của ngành đường sắt, theo các đề xuất của Ủy ban Châu Âu vào tháng 12 vừa qua.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Tuyến tàu đêm kết nối Vienna và Paris. Joe Klamar/AFP/Getty Images

Nhiều năm qua, từ những chuyến đi công tác hay là đi du lịch, dù là từ thành phố này qua thành phố khác hay từ quốc gia này sang quốc gia khác, di chuyển bằng máy bay đã trở thành lựa chọn của nhiều người bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Nhưng có thể, lối suy nghĩ này sẽ thay đổi.

Nhằm mục tiêu giảm 90% khí thải của ngành giao thông vận tải, Ủy ban Châu Âu thời gian qua đã thông qua nhiều đề xuất nhằm cải thiện, hiện đại hóa hệ thống giao thông của khu vực, trong đó có việc thúc đẩy ngành đường sắt, khuyến khích người dân chuyển đổi từ đường bộ hoặc hàng không sang đi tàu cao tốc. 

Ông Frans Timmerman, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu chia sẻ: “Để thúc đẩy việc đi lại bằng đường sắt xuyên lục địa, chúng tôi hướng tới việc tăng tốc độ cho các chuyến tàu để tăng tính cạnh tranh, cũng như hỗ trợ các quốc gia trong khu vực trong việc cải thiện hạ tầng để phù hợp tiêu chuẩn. Việc này chắc chắn sẽ không dễ dàng, nhưng chúng tôi sẽ cố hết sức”.

Hiện tại Châu Âu, tuyến đường sắt Eurostar được xem như phương án khả thi để nâng cấp và mở rộng. Mạng lưới này đang kết nối 4 quốc gia là Anh, Pháp, Hà Lan và Bỉ. Trước đại dịch COVID-19, tuyến đường sắt này chiếm 80% lưu lượng đi lại giữa 2 thủ đô London của Anh và Brussel của Bỉ.

Tuy nhiên, tham vọng kết nối toàn bộ khu vực Châu Âu thông qua đường sắt không phải là chuyện dễ dàng, bởi tồn tại rất nhiều vấn đề. Bên cạnh vấn đề dễ thấy nhất là khác biệt về địa lý, một vấn đề nan giải khác đó là sự khác biệt về công nghệ đường sắt giữa các quốc gia, bao gồm khổ đường ray và công nghệ cấp điện.

Theo đó, khu vực Châu Âu lục địa đang sử dụng đường ray khổ 1.435mm, khu vực Đông Âu lại sử dụng khổ 1.520mm; trong khi khu vực Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha sử dụng khổ 1.668mm. Công nghệ cấp điện cũng có sự khác nhau, như điện một chiều 1.5 nghìn, 3 nghìn Vôn; hoặc điện xoay chiều 15 nghìn và 25 nghìn Vôn.

Ngoài ra, vẫn còn nhiều vấn đề khác, theo chia sẻ của ông Jon Worth, chuyên gia về chính sách đường sắt khu vực Châu Âu: “Đường sắt xuyên biên giới còn tồn tại rất nhiều khó khăn. Đôi khi việc đặt vé gần như là không thể, hoặc nếu có thì lại gặp phải sự biến động về giá cả. Thậm chí, nếu chẳng may chuyến tàu ở phía bên kia biên giới gặp sự cố, hoặc bạn chẳng may lỡ chuyến, điều đó đồng nghĩa với việc bạn bị kẹt lại ở một nơi xa lạ”.

Ảnh: Shutterstock

Cho dù tất cả trở ngại trên được giải quyết, thì vẫn tồn tại trở ngại cố hữu của đường sắt, đó là thời gian di chuyển tốn hơn nhiều so đường hàng không. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại tin rằng, các tuyến tàu đêm là lời giải cho vấn đề này. Tàu đêm tại Châu Âu vốn đã được lên kế hoạch “hồi sinh” từ đầu năm 2021 trong xu hướng du lịch chậm và bảo vệ môi trường. 

Ông Adrien Aumont, đồng sáng lập doanh nghiệp Midnight Trains chia sẻ: “Chúng tôi nhận ra rằng tàu đêm là giải pháp hữu hiệu, thay thế cho máy bay với các chặng đường từ 700 – 1.500 km. Bạn chỉ việc ngủ một giấc và khi tỉnh dậy, bạn đã ở phía bên kia của lục địa”.

Hiện Ủy ban Châu Âu đang tiếp tục lên kế hoạch hạn chế các đường bay ngắn trong khu vực EU để khuyến khích chuyển đổi sang đường sắt. Và những định hướng hiện tại cho ngành đường sắt Châu Âu đang được nhiều người dân ủng hộ. Một vài người dân chia sẻ:

“Với tôi, đường bay nội địa không có nhiều ý nghĩa. Đi tàu hỏa rẻ hơn, thân thiện với môi trường hơn. Dù nó hơi tốn thời gian một chút, nhưng những người như tôi còn trẻ, chúng tôi có thể hy sinh một chút thời gian vì lợi ích cho toàn cầu”.

“Tôi nghĩ rằng bản thân mỗi chúng ta đều cần cố gắng thêm một chút. Việc đi lại nên được đơn giản hóa, phương tiện công cộng và thân thiện môi trường như đường sắt nên được khuyến khích nhiều hơn”.

Còn tại Việt Nam, tại cuộc họp về tình hình vận tải đường sắt năm 2021, kế hoạch vận tải đường sắt năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ ra rằng, hiện nay ngành đường sắt đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi thị phần vận tải đường sắt ngày càng sụt giảm trong khi vận tải đường bộ, hàng không ngày càng phát triển; đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải đổi mới tư duy, quyết liệt, chủ động hơn nữa; cần linh hoạt chuyển đổi, khẩn trương nghiên cứu, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh nhằm phát huy tối đa lợi thế vận tải hàng hóa bằng đường sắt để kịp thời hỗ trợ cho các phương thức vận tải khác.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.

// //