Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lộ trình nào tiến tới loại bỏ xe chạy nhiên liệu hóa thạch?

Kiều Tuyết - Hải Hà - 25/04/2022 | 5:31 (GTM + 7)

Một số ý kiến lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu xăng sinh học trong nước nếu thực hiện chuyển đổi sang sử dụng loại nhiên liệu này, nhất là khi thời gian qua một số dự án sản xuất xăng sinh học buộc phải nằm “đắp chiếu”.

Vậy để thực hiện nhiệm vụ này, cần xây dựng kế hoạch thực hiện như thế nào để đảm bảo tính khả thi?

Một số ý kiến lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu xăng sinh học trong nước nếu thực hiện chuyển đổi sang sử dụng loại nhiên liệu này, nhất là khi thời gian qua một số dự án sản xuất xăng sinh học buộc phải nằm “đắp chiếu”

Một số ý kiến lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu xăng sinh học trong nước nếu thực hiện chuyển đổi sang sử dụng loại nhiên liệu này, nhất là khi thời gian qua một số dự án sản xuất xăng sinh học buộc phải nằm “đắp chiếu”

"Những lúc mình đi trời mùa hè nóng nực khí thải ô nhiễm ngột ngạt, bất cứ ai cũng thế thôi ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống giảm chất lượng".

"Nếu khí thải vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng đến chính mình và cộng đồng".

Vừa rồi là những ý kiến của một số người dân khi hàng ngày, hàng giờ phải hứng chịu không khí ô nhiễm từ các phương tiện giao thông. Ô nhiễm không khí không chỉ làm gia tăng gánh nặng bệnh tật  mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người dân đô thị.

Kết quả kiểm kê năm 2018 được công bố trong Báo cáo “Hiện trạng bụi PM2.5 ở Việt Nam giai đoạn 2019-2020 sử dụng dữ liệu đa nguồn”, cho thấy, khí thải phương tiện giao thông đóng góp 21,3% lượng bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội và 58,2% tại Tp.HCM.

Đây là 2 thành phố có lượng phương tiện xe máy cao nhất cả nước với số lượng phương tiện lần lượt là gần 7 triệu xe máy tại Hà Nội và gần 9 triệu xe máy tại Tp.HCM. Trong số này, có trên 50% phương tiện có thời  hạn sử dụng trên 10 năm và đa phần sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Để thực hiện việc chuyển đổi nhiên liệu, theo ông Chu Mạnh Hùng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, trước hết cần phải tính toán nguồn năng lượng thay thế nhiên liệu hóa thạch và năng lực đáp ứng nguồn nhiên liệu đó của các địa phương. Ngoài ra, cũng cần tính tới nhu cầu thực tế và khả năng chi trả của người dân để lựa chọn phương án phù hợp.

Mặc dù, nhiệm vụ thay thế phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch là chủ trương phù hợp theo xu hướng của thời đại và cam kết Việt Nam về việc giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050 được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc (Hội nghị COP26) nhưng ông Hùng bày tỏ băn khoăn về tính khả thi của nhiệm vụ này, khi mà chỉ còn 8 năm là đến thời điểm năm 2030:

"Bài toán đặt ra để thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch tnăng lực cung ứng các xe con, xe khách, xe tải sử dụng động cơ không dùng nhiên liệu hóa thạch có đáp ứng được hay không. Chúng ta vẫn phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch đó cho nên tôi cho rằng đây là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, tính khả thi thấp", ông Chu Mạnh Hùng nói.

Một số ý kiến lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu xăng sinh học trong nước nếu thực hiện chuyển đổi sang sử dụng loại nhiên liệu này, nhất là khi thời gian qua một số dự án sản xuất xăng sinh học buộc phải nằm “đắp chiếu”.

Trong khi đó, đến nay, công tác kiểm soát khí thải phương tiện, loại bỏ những phương tiện gây ô nhiễm môi trường mặc dù đã có lộ trình từ lâu nhưng hiện nay việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều lúng túng. Trước thực tế này, TS Lê Quý Thủy, công tác tại Viện khoa học và công nghệ giao thông vận tải đề xuất:

"Thứ nhất là quy định xăng tốt hơn. Thứ hai là kiểm soát khí thải xe máy, đưa ra những lộ trình áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật. Tp.HCM,  Viện Khoa học công nghệ cũng như VAMA đề xuất đến năm 2027 thì chúng ta phải kiểm soát được toàn bộ khí thải xe máy. Hà Nội cũng tương tự như vậy. Tôi nghĩ nếu mà tăng được lộ trình lên sớm thì tốt hơn".

TS Lê Quý Thủy cũng lưu ý, việc lựa chọn loại nhiên liệu thay thế cần dựa trên cả những yếu tố về nguồn lực kinh tế, điều kiện thực tế của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.

Kinh nghiệm tại một số quốc gia như Anh, Đức, Mỹ, Nhật Bản… cho thấy, mặc dù các quốc gia này đã có chủ trương khuyến khích sử dụng các phương tiện chạy điện từ cách đây hàng chục năm nhưng đến nay tỷ lệ sử dụng xe điện, nhiên liệu sạch vẫn rất khiêm tốn. Năm 2022, thế giới có 5,9 triệu xe chạy điện và đến năm 2036, tỷ lệ ô tô chạy điện mới chiếm khoảng 10%.

Bởi vậy, khi xây dựng lộ trình thay thế phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, Việt Nam cũng cần tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để cụ thể hóa các nhiệm vụ, lựa chọn cơ cấu, tỷ lệ các phương tiện sử dụng năng lượng điện phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và cần có sự chuẩn bị về hạ tầng giao thông, hạ tầng các trạm sạc điện cho phương tiện, quá trình xử lý pin sau sử dụng ...

Chuyên gia môi trường Hoàng Dương Tùng, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài Nguyên và môi trường cho rằng,  nhiệm vụ mà Thủ tướng đề ra liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên cần sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều Bộ, ngành liên quan.

Theo ông Tùng, khi chuyển đổi sang sử dụng các năng lượng thay thế, tỷ lệ người dân đi xe máy giảm đi và tỷ lệ người dân sử dụng giao thông công cộng, giao thông phi cơ giới tăng lên. Do vậy, cần lên kế hoạch và chuẩn bị hạ tầng cho các phương tiện này ngay từ bây giờ:

"Chúng ta cần chuẩn bị hạ tầng đường sá, đường dành cho xe đạp, đi bộ như thế nào? Cái này tốn rất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị. Ngoài ra cũng còn những chính sách khuyến khích người dân chuyển đổi sang sử dụng phương tiện công cộng. Tất cả những cái đó là sự đồng bộ, có sự chuẩn bị theo lộ trình để đảm bảo mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ đề ra".

Để đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện, ông Chu Mạnh Hùng nhấn mạnh, điều này phụ thuộc vào sự quyết tâm của Bộ, ngành, các địa phương và kết quả thực hiện theo lộ trình mà Thủ tướng đã đặt ra. Việc triển khai cũng nên thực hiện thí điểm tại một vài địa phương, sau khi đánh giá, rút kinh nghiệm mới triển khai đại trà.

Vậy việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch sẽ thế nào theo từng bước thay thế nhiên liệu cho phương tiện giao thông, để đảm bảo tính chủ động và hiệu quả?

Vậy việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch sẽ thế nào theo từng bước thay thế nhiên liệu cho phương tiện giao thông, để đảm bảo tính chủ động và hiệu quả?

Trong bối cảnh ô nhiễm không khí vẫn tiếp tục ở ngưỡng báo động tại một số đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM, và an ninh năng lượng đang ngày càng đối mặt với nhiều thách thức, thì việc từng bước thay thế phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch là một hướng đi buộc phải thực hiện.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của VOV Giao thông, để thực hiện được nhiệm vụ đó, công tác chuẩn bị phải bắt tay làm ngay từ bây giờ, với quyết tâm rất cao cho từng bước đi và lộ trình cụ thể.

Nếu nói theo ngôn ngữ của cánh tài xế: “yêu xe như con, quý xăng như máu”, thì việc đổi từ nhiên liệu truyền thống (xăng dầu) sang các nhiên liệu thân thiện với môi trường, đó là một cuộc “thay máu” theo đúng nghĩa đen, cho hàng chục triệu ô tô xe máy – và con số có thể là hàng trăm, vào thời điểm chúng ta bắt đầu thực hiện được chính sách này.

Giảm dần và tiến tới thay thế sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông là yêu cầu bức thiết của nhiệm vụ giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, nhằm góp phần thực hiện các cam kết về môi trường mà Việt Nam đã đưa ra tại COP26.

Song, đó không chỉ là câu chuyện của môi trường. Với những biến động dữ dội của giá xăng dầu thế giới theo tình hình địa chính trị vừa qua và ảnh hưởng nặng nề ngay lập tức của nó đến hàng loạt các lĩnh vực của kinh tế xã hội trong nước, cộng thêm các trục trặc làm thâm hụt nguồn cung nội địa, đã cho chúng ta thấy một tương lai bất ổn như thế nào, nếu còn tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu truyền thống. Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo cũng không thể có lý do để đột phá nếu quá trình chuyển đổi nhiên liệu và năng lượng vẫn ì ạch như lâu nay.

Song, từ nay đến khi phải thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ, còn hơn 7 năm nữa để xây dựng lộ trình và bắt đầu thực hiện, và thêm 20 năm để tiến hành giảm thiểu, thay thế hoàn toàn phương tiện chạy bằng xăng dầu. Đó là thời gian không hề dư giả, nếu nhìn vào quá trình xúc tiến chuẩn bị trước đó để đưa nhiên liệu thân thiện vào giao thông.

Những tuyến buýt đầu tiên chạy bằng khí nén xuất hiện ở đô thị nước ta từ cách đây hơn 10 năm. Nhưng đến nay, số xe buýt CNG vẫn chỉ lác đác, và chưa tạo được thiện cảm gì thực sự đặc biệt với người sử dụng.

Với khoảng 6 triệu ô tô và gần 10 lần số đó xe mô tô gắn máy đang chạy bằng nhiên liệu xăng dầu, sẽ được xử lý ra sao khi thay bằng phương tiện chạy bằng nhiên liệu khác?

Các nhà sản xuất sẽ phải điều chỉnh chiến lược thế nào và từ lúc nào để có thể thích nghi từng bước, đáp ứng được với thay đổi về chính sách?

Các chính sách được điều chỉnh ra sao để đi từng bước, vừa khuyến khích, vừa thúc đẩy và cả gây sức ép cho quá trình chuyển đổi này, đối với tất cả các chủ thể liên quan?

Đó là những câu hỏi đặt ra, bên ngoài câu chuyện cụ thể, trực tiếp mà ai cũng nhìn thấy, là việc cơ cấu lại phương tiện, hoạch định đầu tư hạ tầng về trạm sạc, trạm cấp nhiên liệu sạch khi thực hiện quá trình chuyển đổi này.

Quá trình chuyển đổi này còn trực tiếp liên quan và ảnh hưởng đến một loạt các lộ trình khác về đầu tư phát triển năng lượng, cơ cấu lại việc sử dụng năng lượng trong từng giai đoạn.

Vậy việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch sẽ thế nào theo từng bước thay thế nhiên liệu cho phương tiện giao thông, để đảm bảo tính chủ động và hiệu quả?

Các công nghệ sản xuất điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối… cần đáp ứng ra sao cho đòi hỏi sẽ tăng lên rất mau chóng trong giao thông, khi mà các dự án thủy điện gần như đã tới hạn?

Cùng với chiến lược môi trường quốc gia, Chính phủ cũng đã xác định rất nhiều mục tiêu nhiệm vụ lớn liên quan để các địa phương cùng vào cuộc, như việc xây dựng đề án để giảm phương tiện giao thông cá nhân vào nội đô từ 2030, tăng mạnh mức độ đáp ứng của giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Đó là những gạch đầu dòng trong một “đề bài” lớn mà Chính phủ đã xác định, với quyết tâm đưa đất nước phát triển bền vững, thực hiện các cam kết quốc tế mạnh mẽ về trách nhiệm với thế giới.

Và để làm được, ngay từ bây giờ, cần có cơ quan điều phối cấp quốc gia để phân công, xác định rõ nhiệm vụ cho từng bộ ngành, từng lĩnh vực, từ đó hoạch định thành chính sách, mục tiêu, giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn, với sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ, với lộ trình, bước đi rõ ràng.

Nhiệm vụ dù khó, nhưng không bắt tay vào làm thì không biết phải tháo gỡ ở đâu. Và chậm ngày nào, phối hợp rời rạc ngày nào, chờ đợi hoặc ỉ lại nhau ngày nào, những cái giá phải trả về môi trường sẽ càng nặng nề hơn, mục tiêu  phát triển bền vững sẽ càng khó khăn hơn gấp bội.

Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

// //