Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kiên Giang và Cà Mau phối hợp tuần tra chung chống khai thác IUU

Trung Chánh - 09/10/2022 | 21:08 (GTM + 7)

Thực hiện kế hoạch phối hợp về chống khai thác IUU, tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đã lập đoàn tuần tra chung trên vùng biển thuộc 2 tỉnh.

Ông Lê Quốc Anh (hàng đầu, thứ hai từ trái qua), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và ông Lê Văn Sử (hàng đầu bên phải), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau dẫn đầu đoàn tuần tra chung, tiến hành kiểm tra tại Cảng Nam Du, thuộc huyện đảo Kiên Hải, Kiên Giang.

Ông Lê Quốc Anh (hàng đầu, thứ hai từ trái qua), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và ông Lê Văn Sử (hàng đầu bên phải), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau dẫn đầu đoàn tuần tra chung, tiến hành kiểm tra tại Cảng Nam Du, thuộc huyện đảo Kiên Hải, Kiên Giang.

Chung tay chống khai thác IUU

Từ ngày 8/10, đoàn tuần tra chung giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định – IUU đã xuất bến ra biển làm nhiệm vụ. Ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau dẫn đầu đoàn của tỉnh, sau đó kết hợp tuần tra chung. 

Theo kế hoạch, đoàn đã tiến hành tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản trên biển từ Kiên Giang đến Cà Mau, thăm hỏi, động viên, tặng cờ tổ quốc và thư kêu gọi của lãnh đạo tỉnh về thực hiện tốt Luật Thủy sản, chống khai thác IUU đến bà con ngư dân đang hoạt động khai khai thác thủy sản trên biển. Mục tiêu đặt ra của đợt tuần tra chung lần này là nắm tình hình hoạt động nghề cá trên biển, những khó khăn vướng mắc của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, để từ đó có những đánh giá, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế.

Đồng thời là cơ hội để 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác chống khai thác IUU, chuẩn bị tốt cho đợt đón tiếp đoàn thanh tra của Ủy ban châu u (EC) vào cuối tháng 10-2022, nhiều khả năng tỉnh Kiên Giang hoặc Cà Mau sẽ được chọn để đoàn đến thanh tra tại khu vực ĐBSCL. 

Đoàn phía Kiên Giang xuất bến từ TP Rạch Giá, đi đến cảng Xẻo Nhàu (huyện An Minh), kết hợp với đoàn tuần tra của tỉnh Cà Mau tiếp tục đi chuyển đến đảo Nam Du (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) tiến hành tuần tra và nắm tình hình nuôi biển tại khu vực quần đảo Nam Du.

Sau đó tiếp tục tuần tra đến Hòn Chuối, cửa biển Sông Đốc của tỉnh Cà Mau. Quá trình tuần tra nếu phát hiện tàu cá vi phạm tiến hành xử lý theo quy định.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh trao thư kêu gọi của lãnh đạo tỉnh về chống khai thác IUU cho ngư dân, đồng thời tặng cờ tổ quốc, phao cứu sinh để ngư dân an tâm bám biển.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh trao thư kêu gọi của lãnh đạo tỉnh về chống khai thác IUU cho ngư dân, đồng thời tặng cờ tổ quốc, phao cứu sinh để ngư dân an tâm bám biển.

Vẫn còn nhiều tàu cá vi phạm

Kiên Giang và Cà Mau là 2 tỉnh có chung ngư trường biển Tây rộng lớn, ngoài hàng ngàn phương tiện của hai địa phương còn có rất nhiều phương tiện của các tỉnh khác cũng về đây khai thác.

Thời gian gần đây, tình hình trên biển giáp ranh giữa 2 địa phương có nhiều diễn biến phức tạp, có tình trạng trộm, cướp ngư cụ, độc chiếm ngư trường để bảo kê, khai thác tận diệt dẫn đến nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, kéo theo việc xâm phạm vùng biển nước ngoài, khai thác không khai báo…

Theo Chi cục Thủy sản Kiên Giang, hiện toàn tỉnh có 9.800 tàu cá đăng ký hoạt động, trong đó tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên là 3.885 tàu.

Đến nay đã lắp thiết bị giám sát hành trình là 3.649/3.885 tàu, còn lại 236 tàu cá thuộc diện xóa đăng ký, tàu nằm bờ và bị ngân hàng quản lý. Qua công tác kiểm ngư, phòng, chống khai thác IUU, trong 9 tháng đầu năm 2022, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đã phát hiện 123 tàu cá vi phạm khai thác IUU.

Trong đó, tàu cá vi phạm khai thác IUU trong nước là 90 tàu, đã bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 6,1 tỷ đồng. Còn lại 33 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, ngành chức năng đang tiến hành điều tra, xác minh để có biện pháp xử lý.

Đại diện Trưởng đoàn phía Kiên Giang, ông Lê Quốc Anh đã ân cần thăm hỏi, động viên ngư dân bám biển, đồng thời kêu gọi bà con chấp hành nghiêm các quy định của Luật thủy sản 2017, và các quy định của pháp luật về chống khai thác IUU, không đưa tàu đi khai thác vùng biển nước ngoài, để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi, uy tín và danh dự của quốc gia, dân tộc. 

Qua kiểm tra chung, đoàn đã kiểm tra và phát hiện nhiều tàu cá vi phạm các quy định trong khai thác, có cả tàu cá không có giấy phép ra khơi, tàu không đăng kiểm nhưng vẫn vượt qua trạm kiểm soát đi đánh bắt.

Qua kiểm tra chung, đoàn đã kiểm tra và phát hiện nhiều tàu cá vi phạm các quy định trong khai thác, có cả tàu cá không có giấy phép ra khơi, tàu không đăng kiểm nhưng vẫn vượt qua trạm kiểm soát đi đánh bắt.

Tại Cà Mau, đến nay 100% phương tiện khai thác thuộc diện bắt buộc đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá.

Tuy nhiên, qua giám sát trong thời gian qua, ngành chức năng phát hiện 4.422 lượt tàu cá bị mất tín hiệu kết nối ngoài khơi, kêu gọi 84 tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển quay trở về vùng biển Việt Nam.

Song, từ năm đến nay vẫn có 6 tàu, 45 thuyền viên khai thác vi phạm vùng biển, bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, bên cạnh việc tuyên truyền pháp luật, tỉnh đã rất quyết tâm và mạnh tay trong xử lý vi phạm, thông qua xử lý hành chính chủ phương tiện vi phạm hàng tỷ đồng, đồng thời tịch thu phương tiện khai thác.

“Đừng vì lợi ích cá nhân, của một vài phương tiện mà ảnh hưởng đến ngành kinh tế thủy sản nước nhà, hình ảnh của quốc gia”, ông Sử kêu gọi.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra các phương tiện khai thác thủy sản tại vùng biển từ quần đảo Nam Du (Kiên Giang) đến Hòn Chuối (Cà Mau).

Qua kiểm tra, đã phát hiện nhiều vi phạm của các tàu cá như: Thiết bị giám sát hành trình không niêm phong kẹp chì, giấy phép khai thác thủy sản hết hạn, tàu cá hết hạn đăng kiểm, không có nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản, tàu cá mất kết nối với hệ thống quản lý thiết bị giám sát hành trình.

Đặc biệt là có cả tàu cá không có giấy phép ra khơi, tàu không đăng kiểm nhưng vẫn vượt qua trạm kiểm soát đi đánh bắt…

Năm 2020, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đã ký chương trình hợp tác và thông qua kế hoạch phối hợp, tổ chức thực hiện tuần tra chung trong hoạt động khai thác thủy sản trên biển, chống khai thác IUU.

Thông qua đợt tuần tra chung, lãnh đạo hai tỉnh cùng các ngành chức năng một lần nữa khẳng định quyết tâm, sát sao của địa phương trong thực hiện chống khai thác IUU nhằm gỡ “thẻ vàng”, từng bước tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế biển bền vững bằng nghề khai thác có trách nhiệm.

 

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //