Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam 2023? (Phần 1)

Như Ngọc - Thùy Linh - 18/01/2023 | 19:45 (GTM + 7)

Trước những thách thức trong và ngoài nước với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, đâu là các nguồn lực mà nước ta đang có để phục vụ các mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Nguồn lực nào đã phát huy tốt hoặc còn hạn chế?

 Thông tin trong nước và quốc tế

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

# Theo Bộ Công thương, sắp tới sẽ tiếp tục phổ biến pháp luật các quy định mới và thực hiện tốt việc quản lý, giám sát, thực thi pháp luật thương mại điện tử, đẩy mạnh phối hợp thanh tra, kiểm tra. 

# Còn theo Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, tập trung cho quy hoạch, quản lý phát triển đô thị được Bộ Xây dựng xác định là một trong 3 khâu đột phá của ngành trong năm 2023.

# Bức tranh’ XK của nước ta năm 2023 được dự báo sẽ khó giữ được tăng trưởng như năm 2022 và thậm chí có thể giảm sâu trong giai đoạn nửa đầu năm. 

# Và theo thống kê, với giá trị xuất khẩu 11 tỷ USD, Việt Nam trở thành 1 trong 3 nước XK thủy sản lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Na Uy). 

# Tính đến giữa tháng 1/2023, các NH thương mại đều đã đồng thuận lãi suất huy động không được vượt quá 9,5%/năm và tùy vào mỗi ngân hàng sẽ thực hiện giảm lãi suất cho vay từ 0,5-2%/năm. 

# Ở lĩnh vực BĐS, DKRA dự báo, năm nay, nguồn cung mới và sức cầu các phân khúc đất nền, căn hộ, nhà phố, biệt thự, BĐS nghỉ dưỡng... đều sụt giảm so với năm 2022. 

# SSI Research cho biết, trong năm 2023, lợi nhuận ròng của các công ty phát triển khu công nghiệp sẽ tăng khoảng 12% so với cùng kỳ. 

# Và thống kê của Tổng LĐLĐ VN cho thấy, trong khi DN điện tử, tài chính, ngân hàng có mức thưởng tết cao thì lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ... giảm từ 10-20%. 

Trụ sở ngân hàng JPMorgan Chase ở New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trụ sở ngân hàng JPMorgan Chase ở New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

# Các Ngân hàng lớn nhất của Mỹ, JPMorgan vừa lưu ý kịch bản chính là kinh tế Mỹ có thể 'suy thoái nhẹ' trong năm nay với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. 

# Trong khi lạm phát tiêu dùng hạ nhiệt, được kỳ vọng sẽ mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế Mỹ. 

# Việc đồng USD tăng giá mạnh trong năm 2022 đã có tác động lớn tới dự trữ ngoại hối của các quốc gia năm vừa qua, theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

# Đáng chú ý, Trung Quốc vừa vượt qua Đức trở thành nhà XK ô tô lớn thứ hai thế giới. Trong khi đó, 'ngôi vương' XK ô tô vẫn thuộc về Nhật Bản. (

# Trước những thách thức trong và ngoài nước với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, đâu là các nguồn lực mà nước ta đang có để phục vụ các mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Nguồn lực nào đã phát huy tốt hoặc còn hạn chế? Việc tối ưu hoá nguồn lực trên mọi cấp độ từ vĩ mô tới doanh nghiệp và người dân có ý nghĩa ra sao trong việc tăng cạnh tranh cũng như tăng đà cho tăng trưởng và phát triển bền vững?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Năm 2023, Chính phủ ưu tiên mục tiêu hồi phục kinh tế nhưng hoạt động điều hành tiếp tục chịu tác động của các yếu tố bất lợi về tỷ giá và lạm phát (do Fed vẫn đang trong lộ trình tăng lãi suất), lãi suất cao, giải ngân đầu tư công còn nhiều vướng mắc. Kinh tế vĩ mô là những vấn đề bao trùm toàn bộ nền kinh tế. Ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế có độ mở lớn và thị trường như tại Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia nhận định về những bất ổn kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng tới Việt Nam trong năm 2023: "Thế giới 4 tăng 2 giảm: rủi ro bât định và tài chính, an ninh lương thực chuỗi cung ứng tăng; 2 giảm lợi nhuận doanh nghiệp và tăng trưởng giảm. Năm nay dự báo tín dụng vẫn 14%, đặc biệt đầu tư công đc giải ngân nhiều mạnh nên cần chú ý tới lạm phát, năm nay đến thời điểm tăng giá nhiều mặt hàng nhà nước quản lý như điện, giáo dục…."

Yếu tố bất lợi kép từ ngoài và trong cùng biến động khó lường. Trong đó dấu hiệu suy thoái toàn cầu 2023 được nhiều tô chức dự báo, tăng trưởng toàn cầu chậm lại, nhiều quốc gia rơi vào suy thoái. Mới đây Ngân hàng thế giới đã đưa ra dự báo GDP thế giới 2023 sẽ tăng trưởng 1,7%; thấp hơn nhiều so với mức 3% mà Ngân hàng thế giới công bố hồi tháng 6/2022.

Ông Nguyễn Đức Hiển – Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương nhận định về những ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước, thông qua những con số thống kê: "Hiện nay trong 10 quốc gia chiếm 71,13% kim ngạch xuất khẩu của Vn gồm Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Hongkong được dự báo có suy thoái kinh tế. Vì vậy ngành dệt may da giầy đồ gỗ nội thất cũng bị ảnh hưởng. Hoặc vấn đề đầu tư trong 10 nhà đầu tư hàng đầu vào VN, ngoài Trung Quốc và Thái Lan được dự báo tích cực thì 8 nước còn lại được dự báo rơi vào suy thoái nhẹ trong năm 2023".

Trong giới tài chính kinh tế năm qua, chúng ta nghe nhiều đến cụm từ “cơn gió ngược”, chỉ những thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt. Vậy đâu sẽ là cơn gió xuôi để hỗ trợ cho kinh tế Việt Nam? Ngoài những phân tích trên về những chỉ số không mấy lạc quan, thì khu vực ASEAN chính là cơn gió xuôi rất mạnh với nền kinh tế nước ta, rất có tiềm năng.

Theo ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng ADB tại VN, thách thức lớn nhất không chỉ riêng Việt Nam phải đối mặt là: "Chúng ta đã đề cập nhiều tới thách thức 2023 nhưng có 1 thách thức bây giờ hiện diện rất rõ ràng là việc Trung Quốc mở cửa. Chúng ta đã liệt kê 1 loạt thị trường xuất nhập khẩu và đầu tư. Nếu nói về thách thức 2023 thì là việc mở cửa của Trung Quốc. Trong tất cả các cơn gió thì Trung Quốc sẽ nổi lên như là 1 trong những yếu tố mà cả thế giới theo dõi nó mở cửa".

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa sẽ có cả thách thức lẫn cơ hội: "Cái tích cực Trung Quốc bắt đầu mở cửa. Tiêu cực về dịch bệnh cần đề phòng hơn, thứ 2 cạnh tranh với TQ tích cực hơn, du lịch. Thế giới tăng 1 điểm %. VN có được như vậy không? Chúng tôi đang đánh giá thêm. Bởi khi những cơn gió ngược xảy ra thì nước ta bị ảnh hưởng rất lớn".

Trước những thách thức đến từ nội tại và ngoại tại của nền kinh tế, đâu sẽ là nguồn lực để giữ được ổn định kinh tế vĩ mô? Cần tối ưu hoá các nguồn lực trên những phương diện gì? Việc tối ưu hoá nguồn lực trên mọi cấp độ từ vĩ mô tới doanh nghiệp và người dân có ý nghĩa ra sao trong việc tăng cạnh tranh cũng như tăng đà cho tăng trưởng và phát triển bền vững? Nội dung này sẽ được đề cập trong bài viết tiếp theo. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Chỉ số đóng cửa tại 1.098,28 điểm, tăng 10 điểm (+0,92%). Sắc xanh phủ trên diện rộng với 352 mã tăng điểm trên sàn HOSE.

# Các nhóm ngành giao dịch tích cực có thể kể đến như: Dệt may, Khoáng sản… BĐS, Ngân hàng và Dịch vụ tài chính. Ở nhóm BĐS, sự lan tỏa của một số cổ phiếu trụ cột đã giúp các mã thuộc nhóm tầm trung tăng kịch trần như CEO, DIG, LDG…

# Thanh khoản dù giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao trong một tuần gần đây với GTGD sàn HOSE đạt 10.227 tỷ đồng. Ngoài ra, NĐTNN tiếp tục nối dài chuỗi mua ròng thêm 692 tỷ đồng trong phiên./.

Ý kiến của bạn
Cầu thông, giao thương thông

Cầu thông, giao thương thông

TP.HCM và các tỉnh phía Nam có mạng lưới sông, kênh rạch dày đặc. Do vậy, hạ tầng giao thông, đặc biệt là những cây cầu kết nối với các địa phương rất quan trọng trong việc lưu thông, giao thương hàng hóa, giúp phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho người dân thoát cảnh qua sông phải lụy đò.

Việt Nam – Kỷ nguyên vươn mình: Kết nối trái tim yêu nước, vận mệnh trong giai đoạn mới

Việt Nam – Kỷ nguyên vươn mình: Kết nối trái tim yêu nước, vận mệnh trong giai đoạn mới

Chiều 02/10, Đài Tiếng nói Việt Nam ra mắt Chương trình chính luận đa loại hình, đa phương tiện “Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm góp phần khơi dậy hào khí dân tộc, khơi dậy khát vọng dựng xây đất nước mạnh giàu.

Cảnh báo nguy hiểm từ sớm

Cảnh báo nguy hiểm từ sớm

Là một đất nước có bờ biển dài, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu, và là điểm đến thường xuyên của những cơn bão, thì việc cảnh báo sớm đến người dân những tín hiệu mất an toàn là điều vô cùng cần thiết ở Việt Nam.

Truyền cảm hứng cho người dân hiến kế xây dựng  “Việt Nam – kỷ nguyên vươn mình”

Truyền cảm hứng cho người dân hiến kế xây dựng “Việt Nam – kỷ nguyên vươn mình”

Chiều nay 02/10/2024, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức ra mắt chương trình: “Việt Nam - kỷ nguyên vươn mình”, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, số 58, Quán Sứ, Hà Nội.

Thanh toán điện tử trong giao thông: Người dân hưởng lợi gì?

Thanh toán điện tử trong giao thông: Người dân hưởng lợi gì?

Từ 01/10, Nghị định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực. Vậy, người dân sẽ được hưởng lợi gì từ việc triển khai hệ thống thanh toán điện tử trong giao thông đường bộ?

Cuộc dạo chơi lung linh

Cuộc dạo chơi lung linh

Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn khi trời tối chính là ánh sáng. Đặc biệt, nguồn ánh sáng nơi phố thị còn trở nên hấp dẫn hơn nhiều khi được phản chiếu và hội tụ trên mặt hồ lung linh.

Trật tự đô thị phố cổ Hà Nội, cần chú trọng an sinh xã hội

Trật tự đô thị phố cổ Hà Nội, cần chú trọng an sinh xã hội

Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh và trông giữ phương tiện trái phép là một trong các vấn đề nhức nhối trên địa bàn TP Hà Nội.

// //