Không để kéo dài tình trạng thiếu khẩu trang và thiết bị phòng dịch
Phóng viên - 31/01/2020 | 21:15 (GTM + 7)
Trong thời điểm việc mua khẩu trang của người dân gặp khó khăn và tăng giá cao như hiện nay, một chuỗi cửa hàng ở Hà Nội đã tổ chức 3 địa điểm phát khẩu trang miễn phí để phòng tránh dịch bệnh.
Trước lo lắng của người dân về tình trạng khan hiếm khẩu trang và các dung dịch sát khuẩn y tế, khảo sát của chúng tôi tại nhiều cửa hàng thuốc dọc phố Láng Hạ, Giảng Võ, Hà Nội cũng ghi nhận tình trạng không còn khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn để bán.
Thậm chí tới một cửa hàng thuốc lớn ngay cạnh Bộ Y tế, chúng tôi mới mua được 5 chiếc khẩu trang dùng một lần. Có lẽ nhiều người khác cũng như tôi, rất vất vả để tìm mua được những chiếc khẩu trang với giá bán cao gấp nhiều lần so với trước đây.
“Buổi sáng nay, vợ bảo tôi mua khẩu trang để đeo nên nghĩ là đơn giản và vào 10 cửa hàng ở khu vực Hoàng Mai nhưng đều hết hàng. Lòng vòng một lúc tìm mua được cái khẩu trang trước bán 2 nghìn thì giờ bán 10 nghìn mà còn có 3 cái để lấy nốt”, một người đi mua cho biết.
Trong thời điểm việc mua khẩu trang của người dân gặp khó khăn và tăng giá cao như hiện nay, một chuỗi cửa hàng ở Hà Nội đã tổ chức 3 địa điểm phát khẩu trang miễn phí để phòng tránh dịch bệnh.
Tuy nhiên, do số lượng phát ra ít, người đến nhận đông nên chuỗi cửa hàng này chỉ phát mỗi người một cái, loại dùng 1 lần. Nhiều người dân dù khá hào hứng với thông tin phát khẩu trang miễn phí nhưng cho rằng, việc làm này không mang lại nhiều ý nghĩa bởi việc tụ tập đông người và nhận một chiếc khẩu trang sẽ không có nhiều tác dụng trong ngăn chặn dịch bệnh, thậm chí tạo cơ hội cho dịch bệnh lây lan.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang và dung dịch sát khuẩn y tế, phóng viên đã nỗ lực liên hệ để tìm hiểu về nguồn cung và giá bán nhưng đều không thể kết nối được.
Trao đổi với phóng viên, một chủ cửa hàng thuốc tại phố Quán Sứ, Hà Nội cho biết, do nhu cầu mua khẩu trang quá lớn nên đa số các cửa hàng thuốc đều không đủ hàng để cung cấp cho khách: “Cứ đến đâu là hết sạch sẽ đến đấy, mà nó bị tăng lên từ gốc, người bán lẻ phải mua tăng lên bán tăng”
Trước tình trạng thiếu thốn khẩu trang, nước rửa tay khô và hàng hóa phục vụ phòng dịch, thậm chí cả tăng giá cũng không có hàng để bán cho người dân, ông Nguyễn Tử Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang yêu cầu các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lượng và đưa vào sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán: “Hiện trong nước có 30 doanh nghiệp sản xuất, theo đánh giá của chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu trong nước. Đề nghị các đơn vị nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp để bình ổn thị trường trong giai đoạn phòng chống dịch hiện nay. Thứ hai đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc này, tránh việc nâng giá quá cao mặt hàng khẩu trang”.
Hôm nay, Đội quản lý thị trường số 4, Chi Cục quản lý thị trường TP.Hà Nội cho biết đã phối hợp với các lực lượng liên ngành kiểm tra hàng loạt các quầy bán thuốc. Qua đó lực lượng chức năng sẽ phát hiện những quầy bán thuốc không niêm yết giá bán công khai đối với sản phẩm khẩu trang trong khi dịch corona đang bùng phát.
Theo Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 4, những trường hợp bán hàng không niêm yết giá đều bị xử phạt, nếu phát hiện trường hợp bán phá giá theo giá quy định cũng sẽ xử phạt nghiêm. Khi công bố dịch đối với hàng thiết yếu mà vẫn có tình trạng găm hàng, bán đội giá cao sẽ xử lý theo quy định: “Hiện nay đang đi kiểm tra, nếu thấy tình trạng găm hàng, có hiện tượng bán giá cao hơn giá bình thường thì sẽ bị kiểm tra, xử lý về nguồn gốc, về giá bán, đặc biệt là việc lợi dụng khó khăn để tăng giá thì sẽ xử lý luôn và nghiêm”./.
Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.
"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.
Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.
Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.
Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.
Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.