Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kẻ Noi – Di tích lịch sử

Phóng viên - 01/02/2019 | 2:15 (GTM + 7)

VOVGT-Kẻ Noi xưa – Cổ Nhuế ngày nay chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa nhưng vẫn còn khá nhiều di tích lịch sử cổ kính được lưu giữ nơi đây...

Cổ Nhuế xa xưa có tên gọi là Kẻ Noi

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Kẻ Noi xưa – Cổ Nhuế ngày nay là khu vực chịu tác động sớm nhất và mạnh mẽ nhất của quá trình đô thị hóa tại thủ đô. Hình ảnh những ngôi nhà ống hay khu chung cư cao tầng và những công trình xây dựng còn ngổn ngang tạo nên phần lớn diện mạo của phường Cổ Nhuế hiện nay.

Nhưng nếu chịu khó đi sâu hơn, chậm hơn trên trục đường Cổ Nhuế, sẽ điểm thấy khá nhiều di tích lịch sử cổ kính vẫn được lưu giữ tại nơi này. Điều đó cho thấy ý thức trách nhiệm rất lớn của người dân Cổ Nhuế với các di tích lịch sử của 1 trong những vùng đất cổ văn hiến của Thăng Long xưa.

Cổ Nhuế ngày nay còn bảo tồn được rất nhiều công trình kiến trúc cổ như: Ngôi đình làng thờ Đông Chinh Vương (được tôn làm Thành Hoàng làng) xây dựng từ thời Lý. Chùa Mốc, chùa Sùng Quang xây dựng từ thời Lý (tương truyền, chùa Sùng Quang do Công chúa Minh Hiến - con vua Lý Thái Tổ góp tiền xây lên).

Cây cầu đá bắc qua sông Đào chảy qua làng (được xây dựng từ năm 1726), giếng cổ xây bằng đá trong chùa Sùng Quang từ năm 1748. Miếu thờ Túc Trinh công chúa - con gái vua Trần Thánh Tông (xây dựng từ thời Trần).

Ngoài ra còn có các nhà thờ đạo, nhà thờ họ và hàng chục tấm bia đá cổ ghi lại những sự kiện, những dấu ấn lịch sử ở làng Cổ Nhuế xưa. Điểm lại thần tích về đình thờ thành hoàng làng, ông Chu Văn Diễm – trưởng tiểu BQL di tích đình Hoàng, nay thuộc phường Cổ Nhuế 1 cho biết:

“Năm 2018 chúng tôi kỷ niệm 990 năm lập làng Cổ Nhuế. Đình Hoàng thờ Đông Chinh Vương, là hoàng tử của nhà Lý, đi đánh giặc ở Văn Châu, Lạng Sơn, thì đi qua 81 làng, trong đó có làng Cổ Nhuế. Làng Cổ Nhuế của chúng tôi khi Đông Chinh Vương đi qua thì cũng để lại dấu ấn rất tốt đẹp, dân làng ra bái yết vương, vì dân thưa thớt nên lúc đó xin nhận là phúc thần thánh hoàng làng của làng.

Nhưng khi Đông Chinh Vương đi dẹp loạn ở Văn Châu về, qua 81 làng đều nhận làm phúc thần của làng nhưng riêng làng Cổ Nhuế thấy dân nghèo khổ thì hoàng tử Đông Chinh Vương mới xin vua ban cho 1600 mẫu đất ở làng Kẻ Noi ấy và cho hưởng thực ấp 1600 mãu ruộng tốt, có đến tận ngày nay và phong làm phúc thần của làng.

Đình làng của chúng tôi hình thành năm 1028 thì 1029 xây đình. Cái đình có từ năm 1029. Lúc đó trên mảnh đất cũng không rộng lắm, nhưng sau cũng được mở rộng ra đén 3070m2, cái đình rất hoành tráng.

Truyền thống của đình cũng lấy ngày 10/2 là ngày đức Đông Chinh Vương được thụ phong khải hoàn trở về thì ngày đó mừng chiến thắng Văn Châu, dân làng mở hội thì cũng ko phải riêng làng Cổ Nhuế mà 81 làng trên dọc đường thánh đi qua thì hiện nay chúng tôi cũng có liên hệ được với 1 làng là làng Chúng Đích là cũng thờ Đông Chinh Vương , cũng có sắc phong đầy đủ và lịch sử hoàn toàn như thế thì còn giữ lại 2 làng này vẫn có liên hệ với nhau”.

Hạ viên chùa Anh Linh

Tại phường Cổ Nhuế 2 hiện nay, ngoài Đình Viên cùng thờ thành hoàng Đông Chinh Vương, còn có 2 di tích đặc biệt nữa, đó là chùa Anh Linh và đền Chúa.

Đây cũng là hai di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật gắn liền với sự kiện lịch sử đời Trần chống giặc Nguyên Mông, đồng thời gắn với quá trình chiêu dân, lập ấp thành làng Việt Cổ ở xã Cổ Nhuế với công lao sự nghiệp của công chúa Túc Trinh- con gái vua Trần Thánh Tông.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, khách mời của chương trình cho biết thêm một số thông tin thú vị về các di tích của vùng Kẻ Noi xưa:

“Cổ Nhuế có 1 cái chùa gọi là chùa Viên, tên chữ là Anh Linh Tự. Vật cổ nhất trong chùa là cái chuông bằng đồng đen được đúc thời vua Tự Đức 1871, trong chùa Viên vẫn còn bài vị của Đông trình viên, con thứ 5 của vua Lý Thái Tổ, ngày xưa đi đánh giặc phương Bắc ở biên giới.

Trước đây bài vị được thờ ở Đình, sau đó được đưa vào chùa. Nhưng chùa lớn nhất ở Cổ Nhuế là chùa Sùng Quang, hiện nay nằm ở khu vực trung tâm của phường Cổ Nhuế. Theo thời gian, chùa bị mục nát thì người dân mới đi quyên góp xây lại lớn hơn trước. Về di tích lịch sử thì ở Cổ Nhuế, hiện còn 1 cái nhà thờ xây bằng gạch bát tràng.

Nhà thờ này có 36 cái cột bằng gỗ dâu đen, chính vua Lê Hiển Tông cho xây để tặng ông Nguyễn Hữu Đạo. Ông này nguyên ngày xưa là 1 quan thái y trông nom việc chữa trị và thuốc thang cho quân lính triều đình và có công chữa bệnh cho vợ của vua Lê Hiển Tông. Ông Nguyễn Hữu Đạo cũng là người rất giỏi giang, sống rất thanh đạm, liêm khiết nên nhà rất nghèo.

Vua Lê Hiển Tông đến thăm khi ông về hưu thì đã quyết định xây cho cái nhà, khi làm nền nhà vua Lê Hiển Tông còn điều hẳn 1 đội tượng binh dùng chân voi giậm cái nền nhà cho chắc. Sau khi nhà làm xong, chính vua Lê Hiển Tông còn làm bài thơ tặng ông Nguyễn Hữu Đạo vì ông vẫn chữa bệnh cho người dân ko lấy tiền sau khi về hưu. Bài thơ có gần trăm câu đều có tên các vị thuốc nam. Bài thơ hiện vẫn dc giữ lại trong nhà thờ của ông”.

Cổ Nhuế ngày nay vẫn là khu vực có tốc độ thị hóa nhanh, mật độ xây dựng ngày càng dày đặc với nhiều dự án lớn cấp quốc gia và thành phố đang tiếp tục được triển khai. Trên địa bàn xã có 3 tuyến đường giao thông lớn chạy qua là các đường 69, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt. Sự tác động của những công trình đô thị này lên các di tích lịch sử, văn hóa tại Cổ Nhuế là không nhỏ, ông Chu Văn Diễm cho biết:

“Làng Cổ Nhuế chúng tôi chịu tác động của đô thị hóa thì cũng có ảnh hưởng đến địa giới hành chính của làng, trước là 1 làng rất dài thì sau khi đô thị hóa thì chia tách thành 2 phường. Cái thứ 2 nữa là năm 1980, do nhu cầu phát triển của đất nước nên xây dựng tuyến đường lên cầu Thăng Long cắt qua chính giữa đình làng, thế thì dân làng cũng đành phải nhường đất cho hoạt động của quốc gia thôi nên di dời đình sang chỗ mới hiện nay thì rất hẹp, chỉ có gần 500m2 thôi, trước là 3070m2.

Đình mới được di dời sang địa điểm mới gần 500m2 thôi. Tuy là địa giới hành chính có thay đổi thì chúng tôi vẫn còn lưu giữ được những vật thờ cổ, chuông, bàn thờ, kiệu, 1 số di tích lịch sử của đình vẫn giữ được, 23 sắc phong của các triều đại phong cho thành hoàng làng vẫn giữ lại được”.

Những cổng nhà được xây theo kiến trúc cổ thật hiếm hoi mới tìm thấy ở ngôi làng nghìn năm tuổi này

Ngoài tác động về thời gian, các di tích lịch sử tại Cổ Nhuế ngày nay còn chịu những tác động mạnh mẽ từ quá trình đô thị hóa và cuộc sống hiện đại. Vì thế, nỗ lực và trách nhiệm của những thế hệ đi trước trong việc bảo tồn, lưu giữ các di tích và văn hóa lịch sử truyền thống của làng luôn được những cao niên của làng trăn trở từ những việc cơ bản nhất:

“Thế hệ trẻ bây giờ cũng vì cuộc sống, toàn người có trình độ, nên cũng vì công việc nên họ cũng phải bươn chải ra ngoài xã hội để xây dựng đất nước nên về những việc ở địa phương thì những ngày nghỉ thì thế hệ trẻ cũng đã quan tâm. Ví dụ nếu tổ dân phố có yêu cầu gì thì cũng được lực lượng trẻ này tham gia hào hứng, nhiệt tình. Hay như bây giờ chúng tôi về vấn đề nghi lễ thì thế hệ để tế là các cụ thường thường cao tuổi nhưng bây giờ chúng tôi đã phải duy trì 1 thế hệ trẻ để kế cận các cụ.

Nhưng thế hệ trẻ này đều vẫn đi làm nên chúng tôi phải vận động, để làm sao có những cái suy nghĩ , tham gia vào những việc đấy để sau này còn kế cận cho các cụ. Bởi vì các cụ già thì sẽ phải yếu, cuộc sống bây giờ ăn uống, thực phẩm nên nhiều cụ tuy thế thôi nhưng cứ đau chân, đôi khi là cũng ảnh hưởng”.

“Lớp chúng tôi giờ già rồi, chân đau rồi, đi lại cũng khó, thế mà đào tạo những lớp thế hệ trẻ các cậu ấy phải đi làm, giờ nghỉ phải tập tối thì các cậu ấy mới có thời gian, Ví dụ như tập để tế cáo thánh, tế cáo chúa thì lui vào buổi tối, còn các lớp tuổi cao tế chính thì tế sớm…Cũng phải tập thì mới làm được để thay thế cho lớp già…”

Dưới góc độ quản lý hành chính, bài toán về việc bảo tồn và phát huy truyền thống của làng cổ tại một phường rộng lớn, đông dân và lượng dân nhập cứ chiếm tới 2/3 tổng số dân như Cổ Nhuế cũng luôn được các cán bộ của ủy ban phường chú trọng.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hà- Phó chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 1 cho biết:

“Phường có lượng dân cư gốc ở Cổ Nhuế hiện nay là không nhiều, chỉ chiếm 1/3 toàn phường, nên để nhân dân toàn bộ mọi người sinh sống trên địa bàn phường biết được truyền thống của làng cũ thì phường cũng có các hoạt động như là đưa vào thành viên của tiểu ban quản lý di tích là các thành phần của cả 3 thành phần tại tổ dân phố có rất nhiều đồng chí không phải quê gốc ở đây.

Nên khi triển khai các hoạt động liên quan đến truyền thống của làng thì các đông chí qua đó sẽ có được việc thẩm thấu và tìm hiểu thêm về truyền thống văn hóa của làng. Bên cạnh đó, đến các kỳ cuộc lễ hội thì phường có việc tuyên truyền sâu rộng đến từng khu dân cư 1, vận động nhân dân, để người dân biết được, hiểu được, và thấy là có 1 phần trách nhiệm đối với nơi được coi là quê hương thứ 2 của mình, nên phường cũng hy vọng có sự kết nối, phát triển văn hóa, vì đã có sự thống nhất về văn hóa rồi thì sự đồng thuận để cùng nhau hoàn thành các chỉ tiêu khác cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”.

Đại diện cho thế hệ cán bộ trẻ phụ trách về văn hóa xã hội của phường Cổ Nhuế 1, chị Thu Hằng chia sẻ những cảm nhận chân thành và sự thú vị với công việc cũng như với truyền thống văn hóa của phường khi luôn nhận được sự truyền lửa tâm huyết từ các thế hệ trước:

“Bọn em là cán bộ rất trẻ nên kiến thức và hiểu biết của mình về truyền thống của làng còn hạn chế, nhưng được sự chỉ đạo, thống nhất đoàn kết và có được đội ngũ các bác ở tiểu ban rất nhiệt tình, tâm huyết chỉ bảo rất nhiều, truyền đạt lại kiến thức và khi truyền tải đến nhân dân lại dc nhân dân đồng thuận.

Nên khi triển khai các hoạt động về tôn giáo, tin ngưỡng đều rất thành công và được nhân dân ủng hộ rất cao, quan trọng nhất là sự đồng thuận, tạo nên sức mạnh đoàn kết, đồng thời giữ gìn và duy trì được dòng chảy văn hóa làm sao nó vẫn còn sống trong lòng nhân dân thì đó là cái thành công nhất”.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //