Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hạn chế ảnh hưởng môi trường từ hoạt động khai thác tài nguyên biển

Hoàng Hà - 29/06/2022 | 14:39 (GTM + 7)

Sau gần 6 năm thực hiện Nghị định số 40 của Luật TNMT biển và hải đảo và hơn 1 năm triển khai NĐ 11 (thay thế Nghị định số 51) quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, một số quy định đã không còn phù hợp với thực tế.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40 và Nghị định số 11 về khai thác, sử dụng tài nguyên biển gồm có 5 điều, hướng tới mục tiêu tạo ra khuôn khổ pháp lý chặt chẽ nhưng thuận lợi; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu đơn giản về trình tự, thủ tục hành chính, loại bỏ các quy định gây cản trở, đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển hiệu quả.

Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo nghị định, đó là điều chỉnh Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; trình tự, thủ tục điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; phù hợp với Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

Dự thảo cũng quy định rõ hơn về đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm và cách xác định trong một số trường hợp đặc thù. Theo đó, đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm được tính toán, xác định trên cơ sở các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều, hiện trạng bờ biển tại thời điểm xác định.

Đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm được ổn định trong 10 năm kể từ khi được cơ quan có thẩm quyền công bố, trừ trường hợp được điều chỉnh sau khi dự án lấn biển hoàn thành theo quy định của pháp luật về lấn biển.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển rà soát, chỉnh lý, bổ sung, cập nhật 10 năm một lần đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm theo thẩm quyền.

Quy định về hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại giấy phép nhận chìm ở biển cũng được sửa đổi theo hướng cắt giảm và đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ TN&MT giai đoạn 2020-2025.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Dự thảo nghị định cũng sửa đổi thẩm quyền giao, công nhận, cho phép trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển; thu hồi khu vực biển. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển nào thì có thẩm quyền công nhận, gia hạn; sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển, cho phép trả lại, thu hồi khu vực biển đó.

Quy định này nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, thống nhất trong thực hiện. Đồng thời quy định rõ hơn về vùng biển 3 hải lý, vùng biển 6 hải lý, đường ranh giới ngoài của vùng biển này.

Nghị định cũng bổ sung nhiều nội dung mới, như quy định cụ thể về các trường hợp không phải thực hiện giao khu vực biển; các trường hợp phải thực hiện thủ tục chấp thuận hoạt động nghiên cứu khoa học, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên trên biển.

Đồng thời quy định cụ thể về bàn giao khu vực biển trên thực địa và các trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng khu vực biển; hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định việc miễn, giảm tiền sử dụng khu vực biển.

CÓ KHẢ THI?

Những sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 40 và Nghị định số 11 có đảm bảo tính khả thi?

PV VOV Giao thông phỏng vấn ông Vũ Thanh Ca - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo.

PV: Thưa ông, những sửa đổi trong dự thảo nghị định lần này đã đảm bảo tính khả thi hay chưa?

Ông Vũ Thanh Ca: Nghị định sửa đổi lần này tôi cho rằng có tính khả thi cao, tuy vậy vẫn còn một số vấn đề cần làm rõ hơn.

Cụ thể, khoản 4 điều 2 của dự thảo nghị định viết: “Khu vực biển đề xuất sử dụng phải đảm bảo khi thực hiện hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển không ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái biển, nguồn lợi thủy sản, khu bản tồn biển” khái niệm này rất mông lung.

Ta biết rằng tất cả mọi hoạt động trên biển đều có khả năng ảnh hưởng xấu đến môi trường, đến các hệ sinh thái biển, nguồn lợi thủy sản, khu bản tồn biển. Khi có những tác động xấu như vậy và nó rất nhỏ thì ảnh hưởng của nó là không đáng kể.

Do vậy cần phải định lượng hóa cái này, phải nói rõ, nếu như việc giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác tài nguyên biển mà những hoạt đấy có ảnh hưởng tới môi trường, các hệ sinh thái biển, nguồn lợi thủy sản và khu bản tồn biển thì nó cũng chỉ ảnh hưởng trong một giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật.

Và giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật thì Bộ TNMT phải làm rõ, nếu không trong một số trường hợp người làm công tác quản lý không hiểu phải xử lý trường hợp này như thế nào. Do vậy có một số trường hợp việc cấp phép bị chậm trễ do hiểu không rõ ở vấn đề này.

Vì thế, nghị định lần này phải cố gắng xem xét, rà soát, chỉnh sửa để làm rõ một số nội dung, như vậy việc thực thi luật mới hiệu quả được và người ta không diễn giải và không lách luật được.  

Ông Vũ Thanh Ca

Ông Vũ Thanh Ca

PV: Quy định về đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, cách xác định trong một số trường hợp đặc thù và thẩm quyền xác định, công bố đối với các đảo đã tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay hay chưa?

Ông Vũ Thanh Ca: Những quy định hiện nay đã tiến bộ hơn rất nhiều so với trước, bởi vì có những khu vực rất khó xác định đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm; đồng thời quy định thẩm quyền của các đơn vị xác định đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm.

Ví dụ, đối với các huyện đảo Bộ TNMT chỉ xác định đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đối với đảo lớn nhất, còn đối với những đảo nhỏ hơn thì giao cho cấp tỉnh.

Quy định này thuận lợi hơn rất nhiều, thiếu hoạt động này rất khó xác định vùng biển 6 hải lý, vùng biển 3 hải lý và trên cơ sở đấy xác định phạm vi cấp phép của địa phương cũng như của Trung ương.

Đặc biệt dự thảo lần này có nói tới việc xác định đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đối với vùng cửa sông, đầm phá, đây cũng là một tiến bộ, nhưng tôi cho rằng dự thảo hiện nay chưa rõ ràng.

Khoản 1, điều 1 của dự thảo nghị định viết: “Đối với các cửa sông, cửa đầm phá đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm được khép kín bằng cách xác định điểm đầu và điểm cuối của 2 đoạn gián đoạn liên tiếp, thực hiện nối 2 điểm đã xác định nêu trên để tạo ra đường liên tục” cái này cần sửa đổi cho rõ ràng và đơn giản hơn, có thể tham khảo Luật Biển Việt Nam hoặc Công ước Liên hợp quốc về Luật biển quy định rất rõ.

Đó là đối với các cửa sông, cửa đầm phá người ta sử dụng đường thẳng để xác định đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm bằng cách nối hai điểm xa nhất ở hai bờ đối diện bằng một đường thẳng.

PV: Xin cảm ơn ông!

ĐẢO CÓ VỊ TRÍ QUAN TRỌNG CẦN CÓ CƠ CHẾ QUẢN LÝ RIÊNG

Các quy định mới về thẩm quyền, phạm vi cấp phép khai thác, sử dụng vùng biển, đặc biệt đối với các đảo sẽ tác động ra sao đến công tác quản lý và hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển?

PV VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn GS. TSKH. Phạm Hoàng Hải, Nguyên Phó viện trưởng Viện Địa lý (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

PV: Thưa ông, dự thảo nghị định quy định Trung ương sẽ xác định phạm vi cấp phép khai thác, sử dụng vùng biển đối với đảo lớn nhất, còn với những đảo nhỏ hơn thì giao thẩm quyền cho địa phương. Theo ông quy định này có phù hợp hay không?

GS. TSKH. Phạm Hoàng Hải: Việt Nam có 10 huyện đảo ven bờ và 2 huyện đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Những vấn đề liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa thông thường bàn riêng, còn 10 huyện đảo ven bờ và những vấn đề liên quan đến cấp phép, cho phép sủ dụng, dự thảo quy định các đảo lớn Nhà nước quản lý, như thế không đúng.

Vì thực tế 10 huyện đảo đó gần như bao trọn cả 3.000 hòn đảo, rất ít xã đảo không nằm trong phạm vi của 10 huyện đảo kia. Tôi cho rằng quản lý hệ thống đảo là quản lý chung, những cái nhà nước quy định là phải áp dụng chung, bất kể là đảo lớn hay đảo nhỏ.

Tuy nhiên có những đảo đặc biệt lớn hay có vị trí tiền tiêu đặc biệt quan trọng như: Phú Quốc, Cái Bầu, Cô Tô, Lý Sơn, Côn Đảo...thì có thể có những cơ chế riêng để quản lý.

Theo tôi đã là nghị định là phải quy định những vấn đề mang tính rất chung, áp dụng cho tất cả các đảo trong hệ thống đảo của VN.

Ông Phạm Hoàng Hải

Ông Phạm Hoàng Hải

PV: Dự thảo lần cũng nêu rõ danh mục các hoạt động không phải thực hiện giao khu vực biển, theo ông chúng ta có nên quy định vấn đề này không?

GS. TSKH. Phạm Hoàng Hải: Theo tôi không thể quy định như thế được, đây là những cái ảnh hưởng rất nhiều đến bảo vệ bờ biển của VN, ảnh hưởng đến dân sinh, phát triển kinh tế ở khu vực ven biển. Vì thế cái này cần phải thống nhất quản lý, phải có sự can thiệp của Chính phủ.

Thực tế quá trình sói lở, bồi tự ở các khu vực biển của VN, đặc biệt khu vực miền Trung đang xảy ra rất khốc liệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hoạt động tự nhiên chung, đặc biệt là xây dựng các công trình dân sinh, phát triển kinh tế ở ven biển.

Theo quan điểm của tôi một số điều khoản cụ thể của dự thảo nghị định nên xem xét một cách kĩ lưỡng và có luận giải đi kèm.

PV: Xin cảm ơn ông.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40 và Nghị định số 11 của Chính phủ đang hướng đến đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, cải cách hành chính; tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo; bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng Podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //