Hà Nội: Xử phạt hơn 76.200 trường hơp vi phạm giao thông trong 3 tháng
Hải Bằng - 13/10/2022 | 17:22 (GTM + 7)
Chỉ tính riêng trong đợt cao điểm bảo đảm TTATGT trên các tuyến đường ttheo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, từ ngày 20/6 đến hết ngày 20/9, lực lượng Công an TP. Hà Nội đã ra xử lý 76.274 trường hợp, ra quyết định xử phạt 85 tỷ 139 triệu đồng.
Ngày 13/10, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội tổ chức sơ kết công tác đảm bảo ATGT 9 tháng đầu năm. Theo báo cáo của Phòng CSGT, trong đợt cao điểm Công an TP. Hà Nội đã bố trí hơn 35.500 lượt tổ tuần tra kiểm sát với 116.502 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT.
Trong đó, lực lượng Công an đã xử lý vi phạm đường bộ là gần 75.700 trường hợp, ra quyết định xử phạm 83 tỷ 879 triệu đồng. Xử lý vi phạm trên các tuyến đường thủy nội địa 586 trường hợp, ra quyết định xử phạt 1 tỷ 260 triệu đồng. Trong đó tập trung xử lý các lỗi như vi phạm nồng độ cồn, vi phạm về tốc độ, cơi nói thành thùng xe…
Qua số liệu đạt được có thể thấy, về cơ bản các đơn vị của Công an TP. Hà nội đã nghiêm túc xây dựng kế hoạch được triển khai. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền đến người dân, các lái xe và chủ cơ sở kinh doanh vận tải. Nhờ đó, tình hình TNGT trên địa bàn thủ đô được kiềm chế, giảm trên cả 3 tiêu chí, không xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng.
Đánh giá về công tác đảm bảo ATGT trên địa bàn trong thời gian qua, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, PGĐ Công an TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Lúc này đã hết cao điểm nhưng không được lơ là, đây là bài toán đặt ra cần bố trí lực lượng như thế nào? Chúng tôi đã huy động lực lượng hỗ trợ cho CSGT cấp quận huyện trong việc quản lý địa bàn. Hà Nội đây có 30 quận huyện, các đồng chí phải quán xuyến, phải giữ được địa bàn, tất cả các đơn vị nào để tình trạng nóng, mất ATGT các đồng chí phải chịu trách nhiệm và báo cáo giải trình trước Giám đốc CA TP”.
PGĐ Công an TP. Hà Nội cũng yêu cầu lực lượng CSGT Hà Nội và các đơn vị nghiệp vụ cần phân tích nguyên nhân các vụ TNGT để tìm ra những sơ hở và bất cập để kiến nghị những giải pháp đến các cơ quan chuyên môn nhằm giảm thiểu TNGT.
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức. Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.
Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.
Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...
Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.
Sáng sớm và giờ tan tầm, dọc 2 bên đường Cô Giang (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1), nhiều điểm kinh doanh chiếm dụng toàn bộ vỉa hè che dù bạt, bày biện bàn ghế… để kinh doanh, buôn bán hàng hóa, khiến cho người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Việc lưu thông liên tục trên cao tốc là điều thường xuyên và phổ biến. Bên cạnh thuận lợi về điều kiện đường sá, thì người tham gia giao thông phải đối mặt với không ít áp lực, trong đó yếu tố buồn ngủ khi lưu thông liên tục trong khoảng thời gian dài là điều không thể không nhắc đến.