Hà Nội: Tổ chức lại giao thông, bổ sung đèn tín hiệu một số tuyến đường
Phóng viên - 22/01/2022 | 14:48 (GTM + 7)
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội (Ban Duy tu) điều chỉnh tổ chức giao thông, bố trí thêm đèn tín hiệu trên nhiều tuyến đường.
Cụ thể, tại nút giao Văn Cao - Thụy Khuê bổ sung thêm đèn nhắc lại tại các hướng giao vào nút để tạo thuận lợi trong việc quan sát cho các phương tiện thông qua nút.
Đồng thời, rà soát lại công tác tổ chức giao thông tại nút giao, điều chỉnh vạch sơn, biển báo phù hợp với hiện trạng như: Bổ sung biển báo, sơn kẻ, đèn tín hiệu... tổ chức rẽ phải không phụ thuộc vào đèn tại các hướng Thụy Khuê rẽ phải ra Văn Cao (đi Nguyễn Chí Thanh) và Văn Cao rẽ phải ra Thụy Khuê (đi Phan Đình Phùng); Điều chỉnh vạch sơn cho người đi bộ, vạch sơn dẫn hướng.
Đối với nút giao Hoàng Sa - Vân Trì, Sở GTVT cũng yêu cầu điều chỉnh hệ thống biển báo trên đường Hoàng Sa phù hợp với phương án mở dải phân cách và lắp đèn tín hiệu giao thông tại khu vực nút.
Bổ sung vạch sơn trắng đỏ đầu dải phân cách đường Hoàng Sa; vạch cho người đi bộ qua đường kết hợp hạ vỉa dải phân cách giữa tại vị trí cho người đi bộ qua đường; điều chỉnh vạch sơn dẫn hướng cho phù hợp với hiện trạng sau khi mở dải phân cách giữa.
Còn với nút giao Văn Tiến Dũng - đường đi Khu liên cơ quận Bắc Từ Liêm sẽ được bổ sung biển báo, sơn kẻ, đèn tín hiệu... tổ chức rẽ phải không phụ thuộc vào đèn tại đường đi Khu liên cơ quận Bắc Từ Liêm rẽ phải ra Văn Tiến Dũng (đi QL32).
Ban Duy tu chủ động phối hợp với Trung tâm Điều khiển Giao thông - Công an thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi điều chỉnh pha đèn tín hiệu giao thông để phù hợp với lưu lượng phương tiện thông qua nút theo từng thời điểm trong ngày, trong tuần.
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức. Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.
Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...
Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.
Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.
Việc lưu thông liên tục trên cao tốc là điều thường xuyên và phổ biến. Bên cạnh thuận lợi về điều kiện đường sá, thì người tham gia giao thông phải đối mặt với không ít áp lực, trong đó yếu tố buồn ngủ khi lưu thông liên tục trong khoảng thời gian dài là điều không thể không nhắc đến.
Sáng sớm và giờ tan tầm, dọc 2 bên đường Cô Giang (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1), nhiều điểm kinh doanh chiếm dụng toàn bộ vỉa hè che dù bạt, bày biện bàn ghế… để kinh doanh, buôn bán hàng hóa, khiến cho người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.