Hà Nội sắp có xe đạp công cộng, kết nối với đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Phóng viên - 16/03/2022 | 14:27 (GTM + 7)
Tới đây, dịch vụ xe đạp công cộng sẽ được triển khai ở 5 quận nội thành Hà Nội nhằm mang đến thêm sự lựa chọn về phương thức giao thông cho người dân đi lại và du khách tham quan.
Xe đạp công cộng đang được thí điểm tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Kinh tế đô thị
TP Hà Nội vừa đồng ý giao Sở GTVT Hà Nội xây dựng dự án phát triển xe đạp công cộng (bao gồm xe đạp truyền thống, xe điện 2 bánh) để thực hiện tại 5 quận trung tâm.
Theo Dự thảo đề án “Xe đạp đô thị” vừa được Sở GTVT Hà Nội hoàn thiện, báo cáo UBND TP, dự án có mục tiêu đa dạng hóa loại hình phương tiện vận tải hành khách thân thiện với môi trường, kết nối giữa nhà ga xe buýt, nhà ga đường sắt đô thị, các khu đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại, trụ sở văn phòng, khu liên cơ quan, và phục vụ đi lại, thúc đẩy phát triển du lịch, thăm quan các danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
Đối tượng phục vụ được dự án đặt ra là người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, học sinh sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố và khách du lịch…
Dự án sẽ triển khai theo hai giai đoạn: Giai đoạn 1 sẽ đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp truyền thống và 500 xe đạp điện.
Số xe này sẽ được bố trí tại từ 70-80 vị trí tại các quận Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân và các điểm cạnh lối lên xuống của tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Thời gian dự kiến thực hiện năm 2022-2023.
Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023-2024 dự án mở rộng vùng phục vụ: Tập trung phát triển mở rộng vùng dịch vụ ra các quận trung tâm và lân cận trung tâm. Quy mô đầu tư khoảng 3.000 xe đạp, bố trí tại 350 địa điểm, chi tiết các địa điểm này sẽ được đơn vị thực hiện và các cơ quan có liên quan khảo sát và lựa cụ thể.
Đơn vị được lựa chọn để phối hợp với Sở GTVT xây dựng dự án là Công ty Trí Nam, đây cũng là đơn vị đang triển khai xe đạp công cộng tại TP.HCM từ ngày 16/12/2021 và đang nhận được phản ứng tích cực từ người dân.
Theo tính toán của đơn vị này, tổng chi phí của dự án là khoảng 26 tỷ đồng và nhà đầu tư tự bỏ vốn, khai thác. Dự án dự kiến thực hiện thí điểm trong vòng 18 tháng, mức phí được đưa ra để người dân có thể sử dụng xe đạp điện là khoảng 20.000 đồng/giờ hoặc 200.000 đồng/ngày.
Để hỗ trợ dự án, nhà đầu tư đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội hỗ trợ đặt trạm sạc tại các địa điểm đặt xe phục vụ người dân.
Trước đó, trong năm 2020 - 2021, UBND TP Hà Nội cũng đã có chủ trương giao cho quận Hoàn Kiếm triển khai thi điểm đầu tư hệ thống xe điện hai bánh thông minh trên địa bàn quận để phục vụ người dân và khách du lịch. Việc đặt xe và quản lý xe được thực hiện thông qua hệ thống ứng dụng điện thoại, người sử dụng có thể đặt xe, trả xe và thanh toán toàn bộ qua điện thoại.
Sau chợ Long Biên, Hà Nội, giáp bờ sông Hồng có một xóm trọ lao động. Trong xóm trọ này, người từ tứ xứ đổ về ở, mỗi người một việc để mưu sinh như: cửu vạn, xe ôm, bán hoa quả dạo, bán cháo xe đẩy,…
Với lý do trời nắng nóng, uống bia để giải nhiệt vào bữa trưa, nhiều tài xế bị lực lượng CSGT xử phạt. Trong đó, có trường hợp vi phạm ở mức vượt khung theo Nghị định 100.
Việc hợp long cầu chính là dấu mốc quan trọng đưa Dự án cầu Vĩnh Tuy 2 vào giai đoạn nước rút, chuyển sang giai đoạn thi công, hoàn thiện để chuẩn bị thông xe trong đầu tháng 9/2023.
"Thư viện trên đá” là món quà tinh thần quý giá mà Đoàn thanh niên cơ sở Trung tâm Công nghệ thông tin và Báo điện tử Tổ Quốc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) mang đến cho các em học sinh trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Sà Phìn (huyện Đồng Văn, Hà Giang) nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6.
Thời gian qua tại TPHCM nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi bị cắt giảm đơn hàng. Điều này đã khiến hàng nghìn công nhân bị mất việc làm, giảm thu nhập, cuộc sống gặp muôn vàn khốn khó.
Xây dựng và triển khai cơ sở hạ tầng dành cho xe đạp phối hợp với các dự án giao thông công cộng khác sẽ nâng cao hiệu quả của hệ thống giao thông và tối đa hóa lợi ích từ các khoản đầu tư.