Phạt nguội là phạt ai?
Những quy định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đang tạo ra không ít bối rối cho người dân. Điều này cũng dễ hiểu, và những bàn luận xung quanh chủ đề này cũng sẽ giúp những điều bối rối sớm đi qua.
"Người ta đi ngược chiều rất nhiều, cứ vô tư đi thôi, mà đi bất cứ lúc nào trong ngày. Đi ngược chiều mà đi thì rất nhanh, tắc hết cả đường."
"Tôi ngồi đây suốt mà, toàn đi ngược chiều từ Kim Đồng về đến đây chỗ Định Công, mà đã đi sai lại còn tỏ thái độ với người đi đúng, thế mới buồn cười."
Đó là ý kiến của một số người dân xung quanh khu vực ngã ba Kim Đồng - Giải Phóng và phố Định Công khi được hỏi về sự hỗn loạn giao thông gây ra bởi những phương tiện "thích đi đường tắt".
Đặc biệt, tình trạng này càng nghiêm trọng hơn từ khi có thêm một điểm mở ngay cạnh ngã ba Kim Đồng - Giải Phóng (điểm mở này nhằm phục vụ cho các phương án phân luồng khi thi công Hầm chui nút giao vành đai 2,5 với đường Giải Phóng).
Theo quan sát của PV, chỉ cần vắng bóng lực lượng chức năng, hàng loạt xe máy đi thành từng tốp chen chúc tại điểm mở này, tìm cách đi ngược chiều về phố Định Công. Tới khi thấy CSGT liền lập tức quay đầu bỏ chạy, càng gây thêm nguy cơ mất ATGT và ùn tắc nghiêm trọng trong các khung giờ cao điểm.
Cho rằng đây là tình trạng nhức nhối, đa phần xuất phát từ việc không có ý thức chấp hành luật của người dân, Thiếu tá Trịnh Việt Cường, cán bộ Đội CSGT đường bộ số 14, phòng CSGT Công an TP Hà Nội nhận định: "Nguyên nhân chính là do người dân không muốn đi thêm 1 đoạn để quay đầu mà chỉ muốn đi tắt, đi nhanh, được việc cho mình nhưng gây ra rất nhiều nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác. Và đương nhiên việc này gây ùn tắc rất nghiêm trọng cho khu vực này".
"Tại em vội quá anh ạ."
"Thôi chị người nhà, chị hứa lần sau không đi ngược nữa, chị đi tí cho tiện."
"Đỡ phải đi xa, tôi biết sai, sau tôi rút kinh nghiệm."
Đó là những câu trả lời của người vi phạm khi bị lực lượng chức năng xử lý. Rõ ràng không thể dùng bất cứ lý do nào để bao biện cho hành vi vi phạm luật giao thông, vì "nhanh vài giây có thể chậm cả đời".
Để giảm thiểu tình trạng này, Thiếu tá Trịnh Việt Cường, cán bộ Đội CSGT đường bộ số 14 cho biết: "Đội 14 sẽ tiếp tục thường xuyên tuần tra, ứng trực để xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm, đi ngược chiều tại Ngã 3 Kim Đồng - Giải Phóng.
Đồng thời chúng tôi cũng sẽ phối hợp với công an phường ra quân thường xuyên để tăng cường lực lượng phân luồng xử lý, điều tiết, đảm bảo cho giao thông được thông suốt. Rất mong người dân nâng cao ý thức chấp hành luật ATGT, đồng thời tuyên truyền rộng rãi cho những người khác để không vi phạm, không tạo thêm áp lực giao thông cho khu vực này".
Những quy định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đang tạo ra không ít bối rối cho người dân. Điều này cũng dễ hiểu, và những bàn luận xung quanh chủ đề này cũng sẽ giúp những điều bối rối sớm đi qua.
Với mỗi bộ hành, vỉa hè là lối đi thân thuộc, là khoảng không gian để họ được thoải mái và yên tâm dạo bước.
Những năm qua, TP.HCM dành nhiều nguồn lực để hướng đến mục tiêu trở thành đô thị thông minh, trong đó xây dựng hệ thống giao thông thông minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Thời gian qua tại TP.HCM và một số địa phương phía Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều liên quan đến hành vi xô xát, người tham gia giao thông “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau sau va quẹt, mâu thuẫn nhỏ khi đi đường.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, đối với những người con xa quê, đây cũng là thời điểm họ mong mỏi nhất trong năm, thời điểm để trở về sum họp bên gia đình, người thân sau một năm dài làm việc vất vả.
Tết Nguyên đán đang cận kề, Hà Nội đang rất sôi động với các khu vực tổ chức chợ hoa Xuân Tết 2025. Tuy nhiên, tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đang tồn tại những khu vực tổ chức kinh doanh hoa Tết tự phát, có thu phí cho thuê đất, gây mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông.
Dừng xe và đỗ xe tưởng chừng đơn giản nhưng lại dễ gây nhầm lẫn. Hãy cùng tìm hiểu 14 vị trí cấm và cách phân biệt đúng để đảm bảo an toàn và không vi phạm luật.