Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội học được gì từ quy hoạch giao thông cho đô thị ven sông Hàn?

Phóng viên - 25/04/2021 | 15:18 (GTM + 7)

Đô thị ven sông đã trở thành điểm nhấn của nhiều đô thị trên thế giới. Trong quá trình phát triển mô hình này, giao thông là yếu tố không thể không nhắc tới.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Trên giấy tờ, thủ đô Seoul có khoảng 10 triệu dân, nhưng số người sinh sống thực tế lên tới 25 triệu, chiếm một nửa dân số Hàn Quốc. Seoul cũng được biết tới như một trường hợp thành công trong việc quy hoạch đô thị ven sông, cụ thể là sông Hàn. Vào nửa cuối thế kỷ 20, sự tăng trưởng kinh tế cùng tốc độ đô thị hóa nhanh chóng mặt gây ra tình trạng di dân tự phát từ nông thôn lên thành thị, khiến dân số tăng đột biến; khiến môi trường sinh thái quanh sông Hàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Nhưng từ thập niên 1990, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt dự án cải tạo, quy hoạch đô thị ven sông Hàn theo hướng gần gũi với tự nhiên. Nhờ đó khu vực quanh sông Hàn ngày nay đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, nơi thư giãn của người dân.

Seoul là ví dụ điển hình của việc thành công trong quy hoạch giao thông nói riêng và đô thị nói chung

Còn về quy hoạch giao thông, trước tiên phải nhắc tới quy hoạch giao thông tổng thể của Seoul. Robin King, chuyên gia nghiên cứu giải pháp đô thị bền vững, cho rằng: “3 yếu tố chính để xác định việc quy hoạch giao thông đô thị có thành công hay không, đó là:  Cung cấp các dịch vụ giao thông công cộng dễ tiếp cận với mọi tầng lớp; nhấn mạnh sự hòa đồng, bình đẳng trong các dịch vụ; đồng thời đảm bảo sức khỏe, an toàn của người sử dụng dịch vụ và cả những người không dùng.”. Và tại Seoul, 3 yếu tố này đều được đảm bảo.

Giao thông tại Seoul chủ yếu xoay quanh tàu điện ngầm và xe buýt. Có tổng cộng 22 tuyến metro, 728 nhà ga cùng gần 1.200 km đường ray, phục vụ khoảng 7 triệu người mỗi ngày, chỉ xếp sau hệ thống metro của Tokyo, Nhật Bản về số lượt khách tính theo năm. 

Hệ thống metro này lại được kết nối chặt chẽ với hệ thống xe buýt với gần 9 nghìn chiếc. Các xe buýt lại được chia thành 4 màu Xanh da trời, Xanh lá cây, Đỏ và Vàng, mỗi loại phục vụ cho một mục đích khác nhau. Có thể nói, tàu điện và xe buýt là xương sống của giao thông Seoul, theo chia sẻ của ông Chang Yi, chuyên gia Chính sách giao thông và quy hoạch đô thị từ Học viện Seoul: "Seoul nếu không có xe buýt và tàu điện ngầm thì sẽ trở thành một thành phố bị lệ thuộc vào ô tô cá nhân. Tình hình giao thông khi đó sẽ trở nên cực kỳ tồi tệ”.

Đóng góp phần quan trọng trong việc kết nối giữa người dân và các dịch vụ giao thông công cộng, đó là công nghệ. Tại Hàn Quốc, công nghệ góp phần quan trọng trong việc kết nối giữa người dân và các dịch vụ giao thông công cộng. Hệ thống giao thông thông minh, được áp dụng triệt để. Vệ tinh cùng camera giao thông có nhiệm vụ thu thập thông tin về lưu lượng giao thông, hành khách, vị trí phương tiện để trung tâm điều phối căn chỉnh số lượng, tần suất chuyến cho phù hợp. 

Còn với xe buýt: vị trí, thời gian cho chuyến xe sắp tới được hiển thị chi tiết tại các điểm dừng và cả trên ứng dụng điện thoại. Hệ thống này không chỉ áp dụng cho tàu điện và xe buýt, mà cả trên hầu hết các con đường tại Seoul.

Một điểm thú vị khác, đó là việc trả phí rất tiện lợi, bằng thẻ “One card all pass T-money”, tạm hiểu là thẻ đa năng. Chỉ cần đăng ký thẻ này, hành khách có thể trả vé tàu điện, xe buýt, taxi, thậm chí là thanh toán tại một số cửa hàng tiện lợi. Thẻ T-money có cả phiên bản dành riêng cho khách du lịch, với nhiều ưu đãi và tiện ích.

Trở lại với quy hoạch giao thông, khi quy hoạch ven sông Hàn, để theo đúng tiêu chí thân thiện với môi trường, các con đường ven sông chủ yếu dành cho xe đạp và người đi bộ. Nếu không có xe đạp hoặc là khách du lịch, thành phố có dịch vụ cho thuê xe đạp Seoul Bike do chính quyền quản lý với giá cực kỳ rẻ, chỉ 1.000 won (tức khoảng 20 nghìn đồng VN) cho 1 ngày. Để thuận tiện hơn nữa, dọc các con đường này đều có lối liên kết với các ga tàu điện ngầm. Ở các tuyến này, hành khách được phép mang xe đạp lên tàu để tiện cho việc di chuyển.

Suối Cheonggyecheon nằm giữa thủ đô Seoul, Hàn Quốc

Không chỉ với khu vực ven sông, Hàn Quốc đặt mục tiêu biến Seoul trở thành thành phố thân thiện với người đi bộ. Những nỗ lực tiêu biểu trong vòng 2 thập kỷ qua có thể kể đến phố đi bộ Myeongdong hay việc dỡ bở một đoạn đường cao tốc để khôi phục con suối Cheonggyecheon dài 6 km. Cả 2 nơi nay đã trở thành địa điểm thu hút người dân cũng như khách du lịch. 

Tuy nhiên Seoul vẫn đang đối mặt với 24 triệu phương tiện cơ giới, số liệu vào năm 2020, kéo theo đó là tình trạng tắc đường và ô nhiễm không khí. Theo cố thị trưởng thành phố Seoul, ông Park Won-soon, vẫn còn nhiều việc phải làm: “Nhiều người dân Seoul đã quen với phương tiện cá nhân trong một thời gian dài. Thay đổi nhận thức của họ mới là công việc khó khăn và tốn thời gian nhất”.

Còn tại Việt Nam, mới đây, sau 30 năm chờ đợi, Hà Nội đã hoàn thành Dự thảo đồ án Quy hoạch phân khu đô thị hai bên sông Hồng. Đây được xem là mốc quan trọng hiện thực hóa giấc mơ “thành phố hai bên bờ sông Hồng”. 

Vấn đề đặt ra là làm sao từ quy hoạch phân khu trên bản vẽ đến những công trình chất lượng, thuận thiên, hiện đại; nhất là những công trình, hệ thống giao thông vận tải công cộng. Để trong tương lai, “thành phố hai bên bờ sông Hồng” có thể sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, an toàn trị thủy, đảm bảo môi trường sinh thái, đặc trưng văn hóa sông Hồng cũng như sinh kế lâu dài cho người dân.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Trưng bày, giới thiệu phố nghề Đông Nam dược Lãn Ông

Trưng bày, giới thiệu phố nghề Đông Nam dược Lãn Ông

Ngày 10/5, tại Hội Quán Phúc Kiến, số 40 phố Lãn Ông, UBND phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức lễ khai mạc “Trưng bày giới thiệu phố nghề Đông nam dược Lãn Ông”.

Trông xe dưới gầm cầu, nên hay không?

Trông xe dưới gầm cầu, nên hay không?

Hà Nội tiếp tục đề xuất Bộ GTVT cho sử dụng lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn để trông giữ phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô. Trong bối cảnh Hà Nội đang hướng đến việc hạn chế phương tiện cá nhân, nỗ lực giảm ùn tắc và tai nạn giao thông thì có nên cho phép trông xe dưới gầm cầu?

Hà Nội sống và yêu: Mùa sấu....

Hà Nội sống và yêu: Mùa sấu....

Hà Nội không chỉ có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa ở Hà Nội còn có những cách gọi rất đặc biệt: mùa cúc mi, mùa loa kèn, mùa sen, mùa sấu.

Cắn răng gửi xe dưới gầm cầu cạn, biết nguy hiểm nhưng không có lựa chọn

Cắn răng gửi xe dưới gầm cầu cạn, biết nguy hiểm nhưng không có lựa chọn

Thành phố Hà Nội vừa tiếp tục đề xuất trung ương được phép tổ chức trông giữ xe tạm thời dưới gầm cầu cạn. Ở góc độ người gửi xe, họ có quan điểm thế nào về nội dung này?

Quà miễn phí tri ân khách hàng: Chỉ là cái bẫy

Quà miễn phí tri ân khách hàng: Chỉ là cái bẫy

Hãy cảnh giác nếu một ngày quý vị nhận được lời nhắn/cuộc gọi từ người lạ tự xưng là nhân viên từ sàn thương mại điện tử, công ty dịch vụ... muốn tặng quà miễn phí.

Tái diễn ùn ứ tại trung tâm đăng kiểm, xử lý ra sao?

Tái diễn ùn ứ tại trung tâm đăng kiểm, xử lý ra sao?

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhu cầu kiểm định phương tiện xe cơ giới của người dân tại TP.HCM tăng cao. Ghi nhận tại một số trung tâm đăng kiểm, cũng đã xảy ra tình trạng các phương tiện xếp hàng kéo dài chờ kiểm định.

Cẩn trọng với đề xuất đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai

Cẩn trọng với đề xuất đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai

Người dân có thể đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai – Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý tại tờ trình của Bộ Công an về Dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú.

// //