Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đã tăng từ 4,113 triệu đồng/tháng năm 2014 lên 6,869 triệu đồng/tháng năm 2023, tương ứng tăng 40%. Hà Nội cũng nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về chi phí đắt đỏ.
# Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần có giải pháp để 15 triệu tỷ đồng mà người dân đang gửi trong ngân hàng phục vụ đắc lực cho sản xuất, kinh doanh.
Yêu cầu này được Thủ tướng đưa ra tại cuộc làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo một số bộ, ngành về điều hành chính sách tiền tệ vào chiều qua.
# Cũng trong cuộc họp này, Ngân hàng Nhà nước đề xuất tăng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân lên 140.000 tỷ đồng với thời hạn cho vay tăng lên và lãi suất giảm đi.
# Trong tháng 7/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 500 nghìn tấn gạo, đem về 290 triệu USD và giữ vững ngôi đầu tại thị trường Đông Nam Á.
# Theo số liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2023 được Tổng cục Thống kê công bố hồi đầu tháng 4 vừa qua, thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đạt 6,869 triệu đồng/tháng, xếp thứ hai cả nước. Năm 2014, con số này là 4,113 triệu đồng/tháng, chỉ bằng 60% năm 2023. Hà Nội cũng nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về chi phí đắt đỏ.
Có nhiều yếu tố khiến Hà Nội trở thành địa phương đắt đỏ nhất cả nước, bao gồm: Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội; trung tâm du lịch, dịch vụ của cả nước; dân cư đông; xa nơi cung cấp các loại hàng hóa thiết yếu...
Mặt khác, việc giá bất động sản tại Hà Nội ngày càng leo thang đã kéo theo chi phí mặt bằng cũng tăng, gián tiếp đẩy giá một số loại hàng hóa lên cao.
# Với thị trường chứng khoán, không nằm ngoài xu hướng tiêu cực của thị trường toàn cầu, chứng khoán Việt Nam đã có phiên bán tháo trên diện rộng ngày hôm qua khiến hơn trăm mã giảm sàn và chỉ số VN-Index bốc hơi gần 50 điểm, thủng ngưỡng 1.200 điểm, thậm chí xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.195 điểm khá nhẹ nhàng.
# Quay lại diễn biến thị trường phiên sáng 6/8, bên cạnh lực cầu tỏ ra thận trọng sau phiên đột biến hôm qua, áp lực bán cũng hạ nhiệt, đã giúp VN-Index đảo chiều khởi sắc và thử thách lại ngưỡng tâm lý mạnh 1.200 điểm.
Tuy nhiên, lực bán luôn chực chờ khiến thị trường khó tiến xa. Ngay khi tiếp cận vùng giá trên, áp lực bán đã gia tăng khiến VN-Index dần đuối sức, thậm chí có thời điểm đảo chiều điều chỉnh nhẹ.
Sau khoảng hơn 80 phút giao dịch, thị trường giao dịch phân hóa và nhóm bluechip đang là động lực chính giúp VN-Index tăng hơn 2 điểm và biến động nhẹ quanh mốc 1.190 điểm. Trong đó, thanh khoản sôi động trên thị trường vẫn chủ yếu là các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng và chứng khoán. Kết phiên sáng nay, VN-Index tăng hơn 10 điểm và dừng ở mức 1.198 điểm.
# Hôm thứ Hai (5/8), các tiền tệ châu Á đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 5 tháng so với đồng đô la Mỹ, trong bối cảnh các thị trường toàn cầu có nhiều thay đổi lớn do nhiều lo ngại.
# Còn theo khảo sát 348 đại lí xe từ đầu năm 2024 đến nay của Hiệp hội Thương mại Ô tô Đức, lượng khách hàng tư nhân đặt mua ô tô điện đã giảm 47% so với cùng kỳ năm 2023.
Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.
Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.
11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.
Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.
Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.
Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.