Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giao thông phức tạp, liệu taxi và xe buýt tự lái có thể hoạt động?

Huy Văn - 16/12/2022 | 17:38 (GTM + 7)

Cùng với xe điện, xe tự hành trong một vài năm trở lại đây đang trở thành xu hướng nổi bật với ngày càng nhiều các tập đoàn, công ty hay start-up công nghệ đầu tư phát triển. Thời gian gần đây, tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, một số dịch vụ tự hành đã chính thức được đưa vào thử nghiệm.

“Xin chào. Tôi là Akit. Hiện tôi mới lấy bằng lái được một tháng. Dù là tài xế mới nhưng tôi sẽ cố gắng phục vụ các bạn tốt nhất có thể và đưa bạn tới địa điểm một cách an toàn nhất.” - 

Đó là âm thanh mà những người dân tại khu dân cư Sangam-dong, quận Mapo, Hàn Quốc sẽ nghe thấy mỗi khi có mặt tại các chuyến xe taxi tự hành hoạt động thử nghiệm từ cuối năm 2021. Giới chức Thủ đô Seoul cho biết, đây là bước đầu để mở ra kỷ nguyên thương mại hóa các phương tiện tự lái. Các dịch vụ xe tự hành thử nghiệm như thế này sẽ giúp người dân dần thay đổi quan niệm rằng xe tự hành là không an toàn, không đáng tin.

Người dân có thể đặt xe thông qua một ứng dụng có tên là Tap cài đặt trên điện thoại di động, hỗ trợ cả hệ điều hành iOS hay Android. Chi phí cho một chuyến xe rất thấp, chỉ vào khoảng 2 nghìn won, tức chưa tới 40 nghìn đồng VN, cho mỗi chuyến, bất kể khoảng cách.

Một chiếc xe taxi tự hành tại Seoul. Ảnh: Gizmochina

Một chiếc xe taxi tự hành tại Seoul. Ảnh: Gizmochina

Hiện dịch vụ thử nghiệm xe taxi tự hành tại Seoul vẫn còn khá hạn chế khi chỉ có 7 xe tự hành đang hoạt động. Phạm vi hoạt động cũng được giới hạn tại khu dân cư Sangam-dong. Tuy nhiên, giới chức kỳ vọng sẽ có 50 xe tự hành tương tự hoạt động tại khu Sangam-dong vào năm 2026.

Là một trong những quốc gia đang có đầu tư vào lĩnh vực xe tự hành, tuy nhiên Hàn Quốc được nhiều chuyên gia đánh giá là đang “hụt hơi” trong cuộc đua. Trong khi nhiều công ty xe tự hành tại Mỹ và Trung Quốc đã và đang tích lũy được hàng chục triệu km thử nghiệm với hàng nghìn xe tự hành, thì theo thời báo Hàn Quốc, tính tới hết năm 2021, quốc gia này mới chỉ có 220 xe tự hành và khoảng 720 nghìn km thử nghiệm tích lũy. Chừng đó là chưa đủ để có thể đưa xe tự hành chính thức hoạt động, cũng như lấy được niềm tin của người dân. Do đó, những xe tự hành đang thử nghiệm tại Seoul là một trong những hoạt động hiếm hoi để xe tự hành tìm cách tiếp cận và thay đổi quan niệm của người dân về loại phương tiện này.

Thị trưởng thành phố Seoul, ông Oh Se-hoon là một trong những người đầu tiên trải nghiệm dịch vụ này. Ông chia sẻ: “Ban đầu tôi cũng thấy khá là lo lắng. Nhưng sau khi đi được một đoạn, tôi nhận ra rằng chiếc xe xử lý các tình huống khá là mượt mà nên cảm thấy an tâm hơn rất nhiều. Đây là một khởi đầu tốt cho dịch vụ xe tự hành tại thành phố”.

Tiếp nối khởi đầu suôn sẻ của dịch vụ taxi tự hành, ngày 25/11 vừa qua, thành phố Seoul tiếp tục ra mắt thử nghiệm dịch vụ xe buýt tự hành với kỳ vọng mang lại trải nghiệm thú vị và tiện nghi cho hành khách.

Xe buýt tự lái tại Seoul có hình dáng không giống xe buýt thông thường. Kích cỡ của xe khá nhỏ và có cửa sổ lớn, trông một chiếc xe đồ chơi Lego hơn là một đột phá công nghệ. Chia sẻ về vấn đề này, ông Jeong Seong-gyun, Trưởng bộ phận lái tự động của 42dot, một công ty khởi nghiệp về công nghệ tự lái thuộc tập đoàn ô tô Hyundai, cho biết thiết kế của xe buýt này đạt chuẩn quốc tế, phản ánh xu thế phát triển trong tương lai. Được biết, 42 dot cũng là đơn vị phát triển xe taxi tự hành tại Seoul.

Cũng theo ông Seong-gyun, chiếc xe được lắp ráp bằng các linh kiện chế tạo từ vật liệu, qua đó giúp giảm chi phí và dễ tái sử dụng. Xe sử dụng camera và tia laser để dẫn đường thay vì cảm biến đắt tiền. Ông chia sẻ: “Công nghệ tự lái mà chúng tôi đang áp dụng không chỉ dành riêng cho xe buýt, mà mục tiêu của chúng tôi là tạo nên một AI chung cho tất cả các phương tiện tự hành. Công nghệ này trước đó đã sử dụng với mô hình taxi tự lái tại quận Mapo”.

Công ty 42dot đặt mục tiêu giảm chi phí công nghệ, đảm bảo an toàn và dễ chuyển đổi sang nhiều loại xe trong tương lai, chẳng hạn xe tải giao hàng. Chi phí cho một chuyến xe buýt tự hành vào khoảng 1.200 won.

Empty

Hiện nay, dưới sự giám sát chặt chẽ của một lái xe, xe buýt sẽ tự lái sẽ di chuyển theo đoạn đường có tổng chiều dài 3,4 km tại trung tâm Seoul trong thời gian 20 phút. Ông Kim Min-kyu, kĩ sư của công ty chia sẻ: “Cung đường thử nghiệm này không chỉ là thử thách với xe tự hành nói riêng, mà với tất cả các phương tiện nói chung bởi lượng xe lớn và nhiều tình huống bất ngờ. Chúng tôi kỳ vọng sẽ thu thập được nhiều dữ liệu có ích để cải thiện các tính năng của công nghệ tự lái.”

Giao thông tại Seoul được xem sẽ là thử thách không hề nhỏ với các xe tự hành. Dù thành phố từ sớm đã quy hoạch và tập trung phát triển giao thông công cộng với hệ thống tàu điện ngầm và xe buýt hiện đại. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng xe cá nhân được đăng ký tại quốc gia này tăng vọt. Hiện Hàn Quốc có hơn 25 triệu ô tô, trong đó riêng thủ đô Seoul có hơn 7 triệu chiếc. Điều này gây nên áp lực không hề nhỏ với giao thông tại thành phố này, khi mà nhiều tuyến đường tại Seoul thường xuyên tắc đường, quá tải do lưu lượng ô tô ngày một nhiều.

Hiện cả 2 mô hình taxi và xe buýt tự hành tại Seoul đều có tài xế dự phòng trên các phương tiện để có thể can thiệp vào các tình huống bất ngờ. Đại diện công ty 42dot kỳ vọng có thể thử nghiệm các phương tiện này mà không cần tài xế trong tương lai không xa.

Chính quyền thành phố Seoul đã ra văn bản thúc đẩy việc thương mại hóa xe tự lái trong thành phố. Theo đó, thành phố dự kiến cung cấp một loạt dịch vụ giao thông công cộng trả phí sử dụng các phương tiện tự lái, trong đó có xe buýt tự lái và xe chở người khuyết tật. Chính quyền thành phố kỳ vọng sẽ biến Seoul thành thành phố đổi mới với hệ thống giao thông thế hệ tiếp theo bằng cách thúc đẩy thương mại hóa các phương tiện tự lái.

Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //