Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó trong những tháng cuối năm

Phóng viên - 13/09/2021 | 9:40 (GTM + 7)

Theo Tổng Cục Thống kê, tính chung 8 tháng qua cả nước có tới 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 10.700 doanh nghiệp không còn tồn tại.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tin tức trong nước và quốc tế

# Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 9-2021 của Ngân hàng HSBC vừa công bố đánh giá, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. 

Tuy nhiên, báo cáo này cũng lo ngại, biến chủng Delta đã đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng trụ vững của chuỗi cung ứng. Apple và Google là hai trong số các hãng đã trì hoãn việc dời chuỗi cung ứng của họ sang Việt Nam.

# Dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp song tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga trong từ đầu năm đã tăng 34,2% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Còn kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nam Phi đang tăng dần đều qua các năm, đạt 706 triệu USD tính đến đầu quý III. 

Ảnh: VGP

# Theo Tổng Cục Thống kê, tính chung 8 tháng qua cả nước có tới 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 10.700 doanh nghiệp không còn tồn tại.

Đề cập đến những giải pháp, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội cho rằng, việc xóa bỏ các rào cản kinh doanh, lưu thông hàng hóa, cải cách thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu trong sản xuất kinh doanh lúc này: 

"Giải pháp căn cơ nhất hiện nay đối với doanh nghiệp chính là phải thông thương được.  Để bán được hàng thì phải có những vùng xanh an toàn để cho các doanh nghiệp có thể phân phối lượng hàng bán được. Mấu chốt hiện nay, đó là phải để cho doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa".

Trước diễn biến khó lường của COVID-19, ông Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế chính sách cho rằng, các doanh nghiệp nên có một kế hoạch về chiến lược kinh doanh rõ ràng và linh hoạt: 

"Chúng ta nên có một chiến lược kinh doanh về tài chính dưới những giả định khác nhau, nên có một kế hoạch ngay từ bây giờ. Thay vì ngồi yên chịu trận trước tác động của COVID-19, thời điểm chúng ta phải chủ động để xem xét đặt nền kinh tế dưới những giả định khác nhau. Từ đó để có chương trình hành động phù hợp, duy trì được doanh nghiệp".

# Dịch bệnh cộng với chuỗi cung ứng đứt gãy khiến thị trường ô tô Việt trong tháng 8 sụt giảm tới 45% so với tháng 7 và chỉ bán ra thị trường gần 8.900 xe.

Còn với thị trường thép xây dựng, hiện giá thép đã có chiều hướng giảm so với đỉnh điểm nhưng vẫn cao hơn nhiều so với thời điểm cuối năm 2020 tới 40%. 

# Theo thống kê, hơn 80% DN môi giới BĐS đang không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp. Nếu phải duy trì thêm 1-2 tháng nữa để chống dịch thì tỷ lệ DN phá sản sẽ tiếp tục tăng cao. 

Còn theo Savills, giá BĐS từ nay tới cuối năm dự kiến sẽ không giảm mặc dù đang có áp lực gia tăng về dòng tiền và việc chi trả của các nhà đầu tư.

# Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã rơi về mức thấp nhất trong hơn 4 tháng, chỉ còn 0,64 %/năm, cho thấy nhu cầu vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng giảm sút. 

Ngoài ra, lượng tiền ở các ngân hàng vẫn đang khá dồi dào khi hơn 120.000 tỷ đồng từ các hợp đồng mua ngoại tệ đến hạn được đẩy ra thị trường trong tháng 7 và 8. 

# Chỉ số MXV-Index đóng cửa tuần trước với mức giảm 0,7% xuống còng 2.198 điểm, tuy nhiên giá trị giao dịch tại MXV tại tăng mạnh lên trên 3.500 tỷ đồng mỗi phiên.

Đáng chú ý nhất trong tuần qua là nhóm kim loại, khi cả kim loại quý và kim loại cơ bản đều đóng loạt giảm mạnh. Giá bạc trên sở COMEX giảm 3,6% xuống mức 23,9 USD/ounce, giá Bạch kim trên sở NYMEX giảm 6,4% xuống 956,5 USD/ounce, và giá Quặng sắt trên sở Singapore giảm tới 9,2% xuống chỉ còn 131,8 USD/tấn.

Cung cấp thêm các thông tin mà giới đầu tư cần phải chú ý trong tuần này, ông Phạm Trần Doanh, Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: "Thị trường hàng hóa đang trong giai đoạn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thị trường tài chính và tiền tệ thế giới. Câu hỏi mà phần lớn nhà đầu tư quan tâm hiện nay là FED có sớm thay đổi các chính sách tiền tệ hay không. Và câu trả lời có thể sẽ được dự báo chính xác hơn sau các số liệu về chỉ số CPI của Mỹ vào thứ ba và chỉ số bán lẻ vào tối thứ năm tuần này".

# Đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và tình trạng tắc nghẽn hàng hóa sẽ kéo dài tới năm 2023, theo dự báo của chuyên gia kinh tế John Rutledge, trưởng phòng chiến lược đầu tư của Safanad, người từng đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.  

Đáng chú ý, việc các cảng biển đóng cửa cùng với tình trạng thiếu nguồn cung và vật liệu gây ra tác động trên phạm vi toàn cầu. John Rutledge nói: "Về cơ bản, bạn sản xuất chậm hơn và đó là yếu tố ảnh hưởng đến GDP. Nếu bạn không có được nguyên liệu bạn cần, bạn sẽ phải giảm tốc độ sản xuất".

Cũng theo ông John Rutledge, thiếu nhân công là một trong những lý do chính khiến vấn đề của chuỗi cung ứng sẽ dai dẳng trong hai năm tới: "Không rõ có bao nhiêu người trong số những lao động này sợ đi làm,không muốn đi làm hoặc vẫn còn nhiều tiền mặt. Tuy nhiên, rõ ràng là tình trạng thiếu nhân công sẽ không được giải quyết trong 3 hay 6 hay 12 tháng tới".

# Moody's dự báo phải tới năm 2023, nền kinh tế Mỹ mới trở lại trạng thái tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động đều có việc làm. 

Và phải đến quý II/2022, nền kinh tế Anh mới có thể trở lại bình thường. Trước đó, tăng trưởng GDP của Anh vẫn giảm tốc trong tháng 7. 

# Nhờ hợp tác song phương vẫn được duy trì, kim ngạch thương mại ASEAN-Trung Quốc hiện đã tăng 32% và chiếm 15% toàn bộ kim ngạch thương mại của Trung Quốc.

Còn tính đến đầu tháng 9, cước vận chuyển container ừ Đông Nam Á đến Bắc Mỹ tiếp tục được giữ ổn định, chủ yếu do các hãng tàu đã không còn chỗ trống để nhận thêm hàng. 

Thị trường chứng khoán

# Trong tháng 8, có tổng cộng 52 đợt phát hành trái phiếu DN trong nước. Nhóm ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về khối lượng phát hành với tổng giá trị phát hành 10.854 tỷ đồng, chiếm 41,6%. 

# Trên đồ thị ngày, VN Index hình thành nến đỏ thân ngắn đi cùng với khối lượng khớp lệnh thu hẹp, chỉ số duy trì trạng thái giằng co, đi ngang trong thời gian gần đây.

# Theo SSI Reeseach, trong trường hợp VN-Index chinh phục cạnh trên của Tam giác bằng một phiên tăng giá mạnh kèm vol lớn, chỉ số nhiều khả năng sẽ quay lại đà tăng và hướng tới các vùng mục tiêu tiếp theo nằm tại 1.380–1.400 điểm. Ở chiều ngược lại, VN Index có thể sẽ tìm điểm cân bằng tại các vùng hỗ trợ gần nằm tại 1.285 - 1.300 điểm.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

// //