Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đừng để xảy ra thêm những vụ tai nạn thương tâm!

Kim Loan - 11/01/2023 | 13:56 (GTM + 7)

Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn liên quan đến các công trình xây dựng, làm dấy lên sự lo ngại và bức xúc về tính an toàn tại các dự án này. Bất chấp những cảnh báo thực tế, nhiều công trình vẫn chưa đáp ứng đúng quy định...

Ông Đoàn Tấn Bửu – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa cho biết, đến nay, đội cứu nạn vẫn chưa tiếp cận và đưa được thi thể bé trai Thái Lý Hạo Nam lên mặt đất sau 10 ngày gặp nạn tại công trường xây dựng cầu Rọc Sen, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Vụ tai nạn của Thái Lý Hạo Nam được dư luận cả nước quan tâm về tính hy hữu và công tác ứng phó cứu hộ. Theo đó, trưa ngày 31/12/2022, Thái Lý Hạo Nam cùng nhóm bạn  đi vào công trình cầu Rọc Sen đang thi công và Nam đã bị lọt xuống trụ bê tông rỗng, đường kính 25cm, đóng sâu xuống đất 35m.

4 ngày đầu tiên, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với nhiều Bộ - Ngành áp dụng 5 phương án nhằm cứu sống Hạo Nam. Nhưng đến ngày thứ 5, liên ngành buộc phải hội chẩn công bố kết thúc quá trình duy trì sự sống và chuyển sang phương án tìm kiếm thi thể nạn nhân.

Hiện trường cứu nạn để đưa thi thể bé trai 10 tuổi bị rơi vào cọc bê tông sâu 35m tại Đồng Tháp

Hiện trường cứu nạn để đưa thi thể bé trai 10 tuổi bị rơi vào cọc bê tông sâu 35m tại Đồng Tháp

Ông Đoàn Tấn Bửu – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin: Em bé đã tử vong thì bằng mọi cách mình phải đưa em bé lên mặt đất sớm nhất để lo tang sự. Phương án thi công để đưa cọc bê tông thì đơn vị vẫn đang thực hiện, mình vẫn đang trưng cầu ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước. Đây là một tình huống rất nặng nề và khó khăn nhưng đội cứu hộ vẫn quyết tâm để sớm kết thúc cứu hộ.

Vụ việc chưa kịp lắng xuống thì cũng tại Đồng Tháp, ngày 7/1, bé V. T. KH đến công trình xây dựng chơi, thò tay vào máy trộn bê tông và bị nghiền nát. Em được đưa vào bệnh viện trong tình trạng mạch yếu, huyết áp tụt, bụng mềm, toàn tay trái dập nát và chảy máu. May mắn là các y bác sĩ đã cấp cứu kịp thời.

Sau 2 vụ tai nạn thương tâm trên, Phóng viên VOV Giao Thông tiếp tục tìm hiểu thì phát hiện ở nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều công trình đang thi công dở dang nhưng các biện pháp để đảm bảo an toàn thì dường như còn rất lỏng lẽo. Đơn cử như gói thầu số 04, xây dựng mố cầu M9, thuộc dự án cầu Rạch Miễu 2. Công trình tận dụng mặt đường dân sinh để vận chuyển vật liệu, thiết bị, tập kết xe cơ giới… dẫn đến ùn ứ giao thông và đã từng xảy ra sự cố.

Một cán bộ hưu trí tại xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre bức xúc: Lấy mặt đường làm công trình, cắt đứt giao thông thì trong một thời gian ngắn nào đó phải khắc phục lại để người dân, học sinh đi học mất an toàn, người ta rất phiền hà. Ở đây hoạt động bằng cơ giới nhiều, rất nguy hiểm, vừa rồi xe cẩu bị đứt dây rất may không gây tai nạn.

Theo quy định Luật Xây dựng ban hành năm 2014, khi tiến hành thi công đào hố móng, đóng khoan cọc nhồi, đóng cọc đổ bê-tông… công tác bảo đảm an toàn gần như là tuyệt đối. Phải được rào chắn, không ai được phép ra vào, trừ những người làm nhiệm vụ. Ngoài ra, tại công trình đang thi công đều có nội quy công trường, biển cảnh báo nguy hiểm, biển cấm. Lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phải túc trực 24/24 giờ nhằm giám sát phòng ngừa tai nạn.

Tuy nhiên trong thực tế, không ít công trình thiếu rào chắn hoặc nếu có thì làm sơ sài, hình thức, thiếu biển báo, nội quy, biển cảnh báo nguy hiểm. Hậu quả là đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm cho người đi đường khi tham gia giao thông, trẻ nhỏ lọt hố và cả công nhân cũng vướng vào tai nạn.

Tại hành lang quốc hội, nhiều đại biểu khẳng định, tình trạng chủ đầu tư quên cảnh báo nguy hiểm trong công trình thi công chính là mấu chốt dẫn đến tai nạn. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương cho biết: Theo tôi để tránh những sự việc đáng tiếc này tiếp diễn thì chủ đầu tư phải rà soát thận trọng, trong quá trình thi công phải có rào chắn, biển báo và biện pháp bảo vệ cho cả người thi công và công dân sống quanh khu vực đó. Công tác dự báo rất là quan trọng, nếu thiếu sẽ dễ xảy ra tai nạn.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, phạt tiền từ 30 triệu đến 60 triệu đối với chủ công trình không có biển cảnh báo đề phòng tai nạn, không bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường, không có biện pháp bảo đảm an toàn thi công và không bố trí đủ nhân lực để giám sát thi công. Quy định đã có. Thế nhưng, trên thực tế, tai nạn vẫn xảy ra và hàng ngày rình rập tại các công trình xây dựng.

Lực lượng chức năng vẫn chưa thể đưa nạn nhân lên

Lực lượng chức năng vẫn chưa thể đưa nạn nhân lên

Những vụ tai nạn thương tâm vẫn xảy ra bất chấp những cảnh báo từ thực tế và sự răn đe của luật pháp. Nhưng trong những vụ tai nạn vừa qua, chưa thấy cá nhân hay đơn vị liên quan nào bị xử lý nghiêm khắc nên có thể nhiều người vẫn thờ ơ? Điều này đỏi hỏi ngành chức năng phải có động thái quyết liệt “không để xảy ra tai nạn thương tâm”.

Trong suốt 10 ngày đêm cứu nạn tìm kiếm thi thể bé trai 10 tuổi Thái Lý Hạo Nam, cơ quan báo chí đã nhiều lần đặt câu hỏi đối với ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp vấn đề có khởi tố vụ án hay không? và câu trả lời của ông Đoàn Tấn Bửu – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp là: “Trước mắt tập trung cứu hộ cháu bé, các bước tiếp theo nếu có sai phạm thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”.

Ở đây, trong bối cảnh tang thương thì bước khởi tố vụ án không phải để khoét sâu thêm nỗi đau mất mát mà là công việc nghiêm khắc trên tinh thần thượng tôn  pháp luật. Luật đã ban hành, nếu làm sai dẫn đến hậu quả đáng tiếc thì phải bị xử lý.

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường, tại Việt Nam, bình quân mỗi ngày có 18 trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích. Nhưng lại không chỉ rõ, nguyên nhân xuất phát từ đâu. Tuy nhiên, bằng đôi mắt chứng kiến, bất kì ai cũng se thắt ruột gan khi nhìn thấy những đứa trẻ hoảng loạn, sợ hãi… thậm chí là “không qua khỏi” vì tai nạn. Bao nhiêu đó đã đủ ám ảnh và răn đe đội ngũ làm công tác quản lý các công trình, công trường xây dựng hay chưa?

Chúng ta đều thấy, quy chuẩn an toàn lao động và thi công có nhiều, sau các vụ tai nạn lao động thì những câu “khẩu hiệu” quyết tâm chấn chỉnh cũng không ít. Nhưng thực tế, lâu lâu lại xảy ra một vụ tai nạn.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, phạt tiền từ 30 triệu đến 60 triệu đồng đối với chủ công trình thi công không đảm bảo an toàn. Nếu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị xử lý hình sự. Nhưng có lẽ, phạt tiền thì quá đơn giản và chưa đủ sức mạnh để “khống chế” thái độ thờ ơ, xem thường an toàn tính mạng của một bộ phận đội ngũ thi công công trình.

Nếu cảnh báo không đủ sức răn đe thì phải xử lý nghiêm, hình phạt nặng mới giúp bớt tái diễn tai nạn và an toàn thi công mới được lập lại nghiêm túc. Vậy nên, để bảo đảm tuyệt đối an toàn tại các công trình đang thi công, xây dựng, nhất là các công trình thi công gần những khu dân cư, nhằm phòng ngừa hậu quả thương tâm, đau lòng, lực lượng chức năng có thẩm quyền cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra, đình chỉ ngay lập tức và lập biên bản xử phạt mạnh tay hơn đối với những công trình có dấu hiệu vi phạm, thiếu các biện pháp bảo đảm an toàn.

Đặc biệt, cần truy đến cùng trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan, xử lý nghiêm khắc về mặt hành chính lẫn hình sự, dân sự để không còn xảy ra những tai họa không thể sửa chữa, khắc phục.

Bên cạnh đó, vai trò của gia đình rất quan trọng. Tại nạn xảy ra với con trẻ, dù có đổ lỗi cho cá nhân nào thì việc đầu tiên phải xét đến là sự giám sát trông coi của bậc làm cha làm mẹ. Trách nhiệm, người lớn phải dạy những đứa trẻ biết tự bảo vệ mình và chỉ có gia đình mới là “cổng rào” trông giữ trẻ an toàn nhất.

 

Ý kiến của bạn
Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //