Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự thảo Luật BHXH sửa đổi có giải quyết được nỗi lo 'hết tuổi nghề nhưng chưa tới tuổi hưu'

Nguyễn Yên - 20/06/2022 | 15:30 (GTM + 7)

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Quốc hội tới đây sẽ rút dần thời gian đóng xuống 15 năm và tiến tới có thể 10 năm để được hưởng lương hưu.

SỬA ĐỔI ĐIỀU KIỆN HƯỞNG CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) do Bộ LĐTB&XH chủ trì, hiện đã hoàn tất xong hồ sơ thủ tục với 11 nhóm chính sách cải cách bảo hiểm. Dự thảo gồm 9 chương với 108 điều.

Cụ thể, Dự luật bổ sung quy định trợ cấp hưu trí xã hội, để hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng gồm: Tầng trợ cấp hưu trí xã hội (hiện đang được quy định ở Luật Người cao tuổi), bảo hiểm xã hội cơ bản (bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện), bảo hiểm hưu trí bổ sung.

Thứ hai, mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Để thực hiện được nội dung này, dự thảo luật bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan liên quan trong việc xác định và quản lý toàn bộ đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng có điều kiện và khả năng: Chủ hộ kinh doanh; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; Quy định cụ thể việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc không trọn thời gian.

Một chính sách quan trọng trong lần sửa Luật BHXH này là sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới còn 10 năm, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội muộn, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ngắn được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.

Trong Dự luật cũng đề cập tới chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động tham gia đóng góp để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần, bên cạnh việc cho phép người lao động được tiếp tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu có nhu cầu.

Ngoài ra, Dự Luật có quy định xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng khó khăn của người công nhân để ép công nhân mua bán, chuyển đổi sổ bảo hiểm qua nhiều hình thức trá hình.

Dự kiến, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trong đó có dự án Luật BHXH sửa đổi. Dự án Luật BHXH sửa đổi dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6, tháng 10-2023; thông qua vào kỳ họp thứ 7, tháng 5/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

minh hoạ (BHXH Việt Nam)

minh hoạ (BHXH Việt Nam)

GIẢM SỐ NĂM ĐÓNG BHXH XUỐNG CÒN 15 NĂM VÀ TIẾN TỚI 10 NĂM

Luật BHXH được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung theo hướng phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.

Để ghi nhận những đóng góp cho Dự luật BHXH sửa đổi, Phóng viên VOVGT có cuộc phỏng vấn bà Trịnh Thị Tú Anh, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi Trường của Quốc hội.

PV: Bà có đóng góp, bổ sung gì với các nội đung đang được điều chỉnh trong dự thảo sửa đổi Luật BHXH (sửa đổi) lần này?

Bà Trịnh Thị Tú Anh: Trong lần sửa đổi này đã đưa ra 11 nhóm chính sách để cải cách BHXH, để hoàn thiện hơn, theo tôi chúng ta cần bổ sung một số vấn đề: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện theo hướng đảm bảo bình đẳng về chính sách giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện để khuyến khích người lao động ở khu vực phi chính thức tham gia vào BHXH tự nguyện.

Thứ 2 cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về tác động của tuổi nghỉ hưu tới cân bằng quỹ BHXH, thị trường lao động và phát triển KT-XH, cần xây dựng được lộ trình mở rộng diện bao phủ chính sách lương hưu xã hội tức là chính sách trợ cấp hàng tháng bằng tiền mặt đối với người cao tuổi không có nguồn thu nhập ổn định.

Thứ 3 là cần nghiên cứu, bổ sung chế độ trợ cấp trẻ em nhằm tăng tính hấp dẫn của chính sách, tăng thêm quyền lợi để giữ chân người lao động, nhất là người lao động có con nhỏ ở lại với hệ thống, hạn chế rút BHXH một lần.

Hiện nay trợ cấp trẻ em là chế độ BHXH duy nhất mà Việt Nam chưa thực hiện theo Công ước số 102 của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO về các chế độ BHXH cơ bản.

PV: Trong lần sửa Luật BHXH này có đề cập quy định về việc giảm thời gian tham gia BHXH hưởng lương hưu, nhưng tuổi hưu vẫn ở mức 60 đối với nữ và 62 đối với nam. Theo bà, quy định như vậy có phù hợp với thực tiễn?

Bà Trịnh Thị Tú Anh: Việc giảm số năm đóng BHXH xuống còn 15 năm và tiến tới 10 năm theo chính sách sửa đổi lần này nhằm tăng độ bao phủ của chính sách an sinh và phù hợp với xu hướng chung của thế giới, tạo điều kiện cho những người tham gia BHXH muộn, có thời gian tham gia BHXH ngắn thì được quyền tiếp cận quyền lợi từ BHXH và có tiền khi về già.

Tuy nhiên mô hình kinh tế Việt Nam hiện nay là mô hình kinh tế thâm dụng lao động như công nhân dệt may, da giày, chế biến thủy hải sản, lắp ráp điện, điện tử chiếm số lượng lớn và đến khi 40-50 tuổi thì họ rất khó có thể tiếp tục làm việc.

Nhóm này họ sẽ lựa chọn rút BHXH một lần bởi họ không thể chờ thêm 10 năm, 20 năm để đủ tuổi về hưu và lãnh lương hưu được.

Do đó, chính sách này được đưa ra cần phân tích cụ thể, cần lắng nghe tiếng nói của người lao động. Đối với người lao động khi lợi ích rõ ràng, thiết thực thì họ sẽ an tâm ở lại với lưới an sinh, khi đó mức đóng tối thiểu bao nhiêu năm không còn quan trọng mà quan trọng là họ nhận được gì và đến khi nào thì họ nhận được.

Theo tôi, chúng ta cần điều chỉnh theo hướng linh hoạt là tuổi làm việc công sở thì theo quy định nhưng tuổi nghỉ hưu với người lao động thì không nên quy định cứng.

PV: Vậy, Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) theo bà, có ý nghĩa thế nào đối với việc từng bước mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân?

Bà Trịnh Thị Tú Anh: Tôi hy vọng rằng, với những chính sách mới trong Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tăng phạm vi bao phủ và tạo cơ hội cho mọi người dân trong việc tiếp cận và tham gia, thụ hưởng chính sách, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và quyền lợi, lợi ích chính đáng của người dân, góp phần thực hiện Nghị quyết TƯ 28 về cải cách chính sách BHXH trong thời gian tiếp theo, để BHXH thực sự giữ vai trò trụ cột của nền an sinh xã hội nước ta.

PV: Vâng, xin cảm ơn bà!

minh hoạ (internet)

minh hoạ (internet)

NỖI LO TUỔI NGHỀ HẾT NHỮNG TUỔI HƯU CHƯA TỚI

Luật BHXH sửa đổi đã đưa ra những quy định về cách tính lương hưu, thiết kế lại mức hưởng và tỉ lệ hưởng để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Vậy, những nội dung này sẽ khắc phục các bất cập hiện hành và đảm bảo tốt hơn quyền thụ hưởng của người lao động ra sao?

Phóng viên VOVGT đã phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xã hội về nội dung này.

PV: Theo ông, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội lần này cần phải đáp ứng được các tiêu chí ra sao?

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Hệ thống BHXH hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như mong đợi của người lao động nên việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội lần này mang tính cấp thiết.

Bộ LĐTB&XH có lộ trình sửa đổi chính sách phải có tính toán mang tính kỹ thuật, kỹ lưỡng để làm sao khi Luật ra đời nó có độ phủ rộng khắp cho mọi đối tượng thụ hưởng, tránh trường hợp là Luật ra đời có thể giải quyết vấn đề cấp bách cho một nhóm đối tượng nhưng lại để lại những khoảng trống về quyền lợi cho các nhóm khác.

PV: Để chính sách không có khoảng trống thì theo ông cần tính toán ra sao đối với quy định rút dần thời gian đóng BHXH xuống 15 năm tiến tới còn 10 năm nhưng tuổi nghỉ hưu không thay đổi?

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Hiện nay có khoảng cách khá lớn giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu, đặc biệt với những lĩnh vực công nghiệp, thâm dụng lao động. Họ có tuổi nghề ngắn, nữ công nhân bước sang tuổi 40 thì cơ hội lao động bị thu hẹp hoặc phải chuyển nghề.

Do đó, tuổi nghề đã hết nhưng tuổi về hưu thì chưa tới. Điều đó đưa đến thực tế là họ rút bảo hiểm 1 lần, và nếu chúng ta không tính toán kỹ nó sẽ tạo ra những tác dụng phụ của chính sách, tạo ra những bất ổn không đáng có.

Vì thế khi chúng ta điều chỉnh cần tính toán kỹ lưỡng để Luật ban ra có tính ổn định, tính bền vững, nếu không nó sẽ nảy sinh các phức tạp khác và chúng ta phải tiếp tục điều chỉnh, chỉnh sửa.

PV: Các nội dung của Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) khi được thông qua, theo ông sẽ có tác động xã hội ra sao?

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Lần sửa đổi này rất quan trọng trong bối cảnh hậu COVID, mức sống của người lao động dường như rơi xuống sát mức sống sinh tồn, nhiều người sống chật vật nên Dự luật gây sự chú ý rất lớn đối với người lao động và những bên liên quan.

Sửa đổi Luật lần này là cơ hội để chúng ta bước sang một bước chuyển để phát triển sau đại dịch và trong bối cảnh các cơ cấu ngành nghề đang thay đổi.

Vì thế, chúng ta phải khẩn trương nhưng không vội vã, tránh việc Luật ban ra không đảm bảo hiệu quả.

PV: Xin cảm ơn ông!

minh hoạ (internet)

minh hoạ (internet)

Luật BHXH sửa đổi với những quy định mới về cách tính lương hưu, thiết kế lại mức hưởng và tỉ lệ hưởng sẽ góp phần bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, giúp họ có được khoản tiền lúc về già.

Đặc biệt, việc sửa Luật sẽ tạo điều kiện cho người lao động tham gia BHXH muộn, đóng BHXH trong thời gian ngắn được hưởng lương hưu, từ đó người lao động sẽ có thêm động lực tiếp tục bảo lưu, tích lũy thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu, góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Bạn kỳ vọng gì vào Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi)? Nếu được ban hành, các quy định mới sẽ tạo điều kiện cho nhiều người dân được tiếp cận, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội ra sao?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ LĐTB&XH.

---

 Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

// //