Dư âm đêm nhạc Nguyễn Anh Trí: Vang mãi lời tri ân Tổ quốc
PV - 26/09/2022 | 20:48 (GTM + 7)
Đêm nhạc “Tổ quốc tôi” do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức vừa qua tại Nhà hát Lớn Hà Nội trình diễn 19 tác phẩm của tác giả Nguyễn Anh Trí đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong dư luận, vang mãi lời tri ân của một người nặng nghĩa, nặng tình, yêu đất nước, yêu người, yêu đời thiết tha.
Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân, Đại biểu Quốc hội khoá XV, nhạc sĩ Nguyễn Anh Trí chia sẻ: “Đây là cơ hội để tôi được tri ân Tổ quốc bằng âm nhạc”.
GS,NS Nguyễn Anh Trí là một nhạc sĩ nghiệp dư, bén duyên muộn với âm nhạc, nhưng như PGS, NS Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam từng chia sẻ: “Về âm nhạc, Nguyễn Anh Trí là một người đặc biệt!”. Đêm nhạc Nguyễn Anh Trí – “Tổ quốc tôi” có chất riêng, vô cùng đặc sắc.
Các ca khúc trong đêm nhạc tôn vinh Tổ quốc, tri ân sự hy sinh của những anh hùng, liệt sỹ, của người Mẹ Việt Nam, bày tỏ niềm tự hào về một dân tộc anh hùng, bất khuất, vinh quang và rạng ngời tương lai... Bức tranh âm nhạc sống động đó đã khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người.
PV: Thưa GS, TS Nguyễn Anh Trí, thông qua đêm nhạc “Tổ quốc tôi”, ông muốn chuyển tải thông điệp gì đến người nghe?
GS, TS Nguyễn Anh Trí: Trước hết, tôi nói về lý do tổ chức đêm nhạc với chủ đề “Tổ quốc tôi” cho Đêm nhạc lần này. Tôi đã sáng tác nhạc hơn 10 năm nay và có khoảng 100 ca khúc. Riêng các ca khúc chủ đề về Tổ quốc, mẹ Việt Nam anh hùng, các địa danh lịch sử… rất dày dặn, chiếm khoảng 30% ca khúc đã công bố.
Theo gợi ý của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và nhạc sĩ Đức Trịnh, chúng tôi chọn chủ đề cho đêm nhạc về “Tổ quốc tôi”, đây cũng là một cách tôi tri ân với Tổ quốc. Trong tôi, tình yêu đối với Tổ quốc hết sức sâu sắc và to lớn, vì chính Tổ quốc này với tất cả thương đau, thành công, vinh quang là nguồn sức mạnh đã nuôi dưỡng, trở thành nguồn động viên, sức mạnh cho tôi học tập và cống hiến.
Đêm nhạc này là một trong các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Nhạc sỹ Việt Nam và được Tập đoàn MEDLATEC ủng hộ duy trì việc tổ chức đêm nhạc 5 năm 1 lần.
Đêm nhạc gồm 3 phần: phần với chủ đề Tổ quốc gồm 6 ca khúc, phần 2 với chủ đề Tri ân có 8 ca khúc và phần 3 với chủ đề Vinh Quang có 5 ca khúc.
19 ca khúc trong đêm nhạc có rất nhiều thông điệp. Thông điệp chính là tôn vinh Tổ quốc Việt Nam rất vinh quang. Trải qua lịch sử lâu đời, trải qua rất nhiều gian lao, vất vả do thiên tai, địch họa, nhưng đã chiến thắng lẫy lừng. Tự hào về đất nước, chúng ta cần thấy rằng những giá trị mà cha ông đã để lại là vô giá.
Chúng ta cần thấy rõ trách nhiệm ìn giữ và phát huy những giá trị đó. Riêng tôi đã coi niềm vinh quang đó là niềm thôi thúc mình hàng ngày cùng làm việc, cống hiến, chung tay xây Tổ quốc. Tôi muốn lan tỏa điều đó với mọi người.
PV: Cái duyên âm nhạc đến với ông từ khi nào?
GS, TS Nguyễn Anh Trí: Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khó, sinh ra và lớn lên trong giai đoạn chiến tranh ác liệt. 10 năm đi học phổ thông của tôi là 10 năm vừa học vừa làm, học trong hầm, trong chiến hào. Tiếp đó học Đại học Y Hà Nội rất vất vả và sau này làm nghề y là nghề áp lực, luôn phải tu luyện thường xuyên. Thời điểm đó tôi không có thời gian đi sâu vào âm nhạc cũng như các hoạt động văn học nghệ thuật.
Thế rồi có một sự cố lớn nhất trong đời tôi, đó là lúc mẹ tôi mất. Đến dịp tưởng nhớ 49 ngày mất của mẹ, tôi chất chứa tất cả nỗi niềm trong bài thơ “Tiếng gọi mẹ ơi”. Trước đây tôi cũng hay làm thơ nhưng sau khi học xong đại học, tôi không làm nữa vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng tới công việc.
Cho đến khi bài thơ “Tiếng gọi mẹ ơi” ra đời thì hồn thơ được thức tỉnh trở lại. Sau đó tôi viết được mấy trăm bài và đã xuất bản thành 4 tập thơ. Bài thơ “Tiếng gọi mẹ ơi” là một bước ngoặt vì mấy tháng sau đó, tôi phổ nhạc cho bài thơ này. “Tiếng gọi mẹ ơi” trở thành bài hát đầu tiên, thu âm năm 2012 và nhận được sự đồng cảm, động viên rất lớn của nhiều ca sĩ.
Từ đó, tôi thêm tự tin và có động lực sáng tác nhiều hơn. Tôi đến với âm nhạc như vậy đó và gần như mẹ tôi thường xuyên đồng hành với tôi trong tất cả các sáng tác ca khúc. Nhiều khi tôi không cắt nghĩa được vì sao lại xuất hiện giai điệu đó trong tâm hồn và trí óc của mình.
PV: Là người bận rộn với công việc của một đại biểu Quốc hội, cố vấn chuyên môn y tế, ông dành thời gian nào để sáng tác ca khúc và âm nhạc có vai trò như thế nào trong công việc và cuộc sống của ông?
GS, TS Nguyễn Anh Trí: Sau khi về hưu, tôi còn bận rộn hơn khi làm Viện trưởng Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương. Vì hiện nay, nhóm công việc chính của tôi là đảm nhiệm vai trò của một đại biểu Quốc hội. Tôi còn là Chủ tịch Hội Huyết học – Truyền máu Việt Nam, Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam, cố vấn chuyên môn cho tập đoàn MEDLATEC (nghiên cứu khoa học, đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ các bác sỹ trẻ làm việc).
Ngoài ra, tôi còn dành thời gian phát triển đơn vị MEDDOM gồm Trung tâm di sản, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam. Tôi cũng đang tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ trì đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, tham gia phê duyệt đề tài Hội đồng khoa học của Bộ Y tế. Phần thời gian còn lại mới dành để sáng tác thơ, văn và ca khúc. Tôi cũng đam mê thư pháp.
Tuy khoảng thời gian dành cho văn học nghệ thuật và âm nhạc rất ít, nhưng nhìn lại, tôi thấy mình cũng sáng tác được khá nhiều tác phẩm. Năm 2021 tôi sáng tác được 21 ca khúc và xuất bản được một tập truyện ký. Văn học nghệ thuật nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp, giúp tôi thăng hoa, phấn chấn tinh thần để thực hiện những nhiệm vụ của các mảnh công việc khác được tốt hơn, thành công hơn.
PV: Xin cảm ơn ông!
Sinh ra ở một miền quê nghèo khó, vùng đất nắng lửa Quảng Bình, cậu học trò Nguyễn Anh Trí thông minh và hiếu học từng thi đỗ ngành Vật lý, Đại học Sư phạm Vinh nhưng vì khi đó bị sốt rét nên không thể nhập học. Từ sự cố đó, cuộc đời của Nguyễn Anh Trí chuyển sang một hướng khác, thi đỗ Đại học Y Hà Nội và sau này trở thành thầy thuốc nổi tiếng, Viện trưởng Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương (2003-2017).
TS, BS Ngô Mạnh Quân, nguyên Trưởng Khoa Vận động và tổ chức hiến máu, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương nhận xét: “GS, TS, Anh hùng lao động, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí có nhiều đóng góp cho cộng đồng, đặc biệt là xây dựng và thúc đẩy phong trào hiến máu tình nguyện phát triển sâu rộng, góp phần cứu sống nhiều trường hợp cấp cứu, cũng như duy trì sự sống cho những bệnh nhân cần truyền máu. Tên tuổi của ông gắn với “Lễ hội Xuân hồng” và “Hành Trình đỏ” là 2 chương trình hiến máu tình nguyện lớn nhất hàng năm, góp phần khắc phục tình trạng thiếu máu dịp Tết và dịp hè (vì đó là những thời điểm lực lượng chính tham gia hiến máu là học sinh- sinh viên bước vào kỷ nghỉ Tết và nghỉ hè).
“Tôi cảm nhận GS, TS Nguyễn Anh Trí có đủ Tâm - Tầm - Tài của một nhà lãnh đạo hạnh phúc! Tôi vẫn nhớ những lời dạy, từ việc nhỏ đến việc lớn với tư duy lãnh đạo theo hướng khoa học và logic của Thủ trưởng. Ví dụ, Thủ trưởng dạy cán bộ chủ chốt chúng tôi phương pháp làm việc: Xây dựng kế hoạch - Viết quy trình - Mô tả công việc - Tập huấn, đánh giá rồi mới thực hiện. Thủ trưởng còn phát động trong nhân viên mỗi tháng rèn một việc và điều này đã trở thành nét văn hoá trong giao tiếp, chào hỏi nhau, trong cách bật điều hoà, dùng điện tiết kiệm, cách kéo rèm cửa, cách ăn, cách ngồi và nhiều văn hoá khác... Thủ trưởng luôn lấy bệnh nhân làm trung tâm, coi bệnh nhân như người thân. Dạy chúng tôi phải rèn cách nói lời cảm ơn với bệnh nhân thật sâu sắc, vì nhờ có bệnh nhân tin tưởng mà chúng tôi có cơ hội được học tập, rèn luyện, thể hiện bổn phận nghề nghiệp và được trưởng thành…” - ThS, BS Vũ Thị Hồng Phương, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Phó Giám đốc Trung tâm Máu Quốc gia - Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cảm nhận.
Hai lần tự ứng cử và đều trúng cử đại biểu Quốc hội, Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng lao động, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đã và đang có những đóng góp tích cực cho đất nước nói chung và ngành y tế nói riêng./.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1/1/2025, người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng đây là thông tin không chính xác.